Cây Gai Tầm Xoọng (Quýt Gai) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

378
Cây Gai Tầm Xoọng
Cây Gai Tầm Xoọng
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Gai Tầm Xoọng trang 766 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cúc keo, quít gai, quít hôi, độc lực, cây gai xanh, mền tên, tửu bính lặc.

Tên khoa học Atalantia buxifolia (Poir.) Oliv. (Atalantia hilocularis Wall., Severinia monophylla Tanaka.)

Thuộc họ Cam Rutaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ cao chừng 1m, thân mang rất nhiều cành, nhẵn, cành non có khi có lông mịn, gai dài tới 4cm ở nách lá. Lá nguyên, dai, hình bầu dục đầu tròn, thuôn tròn ở phía cuống. Soi lên sáng, lá có rất nhiều điểm tinh dầu trong sáng. Hoa trắng gần như không cuống mọc đơn độc hay tụ 2 hoặc 3 ở nách lá, khi chín có màu đen, hình cầu, đường kính 10-12mm, chứa 2 hạt.

Hình ảnh Cây Gai Tầm Xoọng
Hình ảnh Cây Gai Tầm Xoọng

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang khắp nơi ở miền Bắc và miền Trung nước ta, thường gặp ở những bờ rào, lẫn
với cây tre hay cây bụi khác. Còn thấy mọc ở Trung Quốc (Quảng Châu có tên tửu bính lạc).

Thường người ta dùng cành và lá tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ chỉ mới thấy có nhiều tinh dầu.

Công dụng và liều dùng

Chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Cành lá hải tươi sao vàng sắc đặc uống chữa những bệnh về đường hỗ hấp: Ho, hen, cảm, sốt, thấp khớp, rắn cắn

Ngày dùng 30-40g tươi.

Trẻ con thường hái quả tươi để ăn.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!