Ngũ Linh Chi – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

174
Ngũ Linh Chi
Ngũ Linh Chi
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Ngũ Linh Chi trang 987 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là thảo linh chi, ngũ linh tử, hàn trước phần, hàn hiệu trùng phần, hàn hiệu điều.

Tên khoa học Fances Tropterum.

Nguồn gốc

Trước hết cần chú ý là vị ngũ linh chi cho đến nay ta vẫn còn phải nhập của Trung Quốc. Mà ngay tại Trung Quốc, nguồn gốc vị ngũ linh chỉ hiện cũng chưa xác định chắc chắn. Nhiều tài liệu cho rằng ngũ linh chi là phần một loại dơi Pteropus pselaphor Lay hoặc Pteropus dasymallus Temminck đều thuộc họ Dơi Pteropodidae. Có tài liệu lại xác định là phân của loài dơi Megachireptera cùng họ.

Tuy nhiên, gần đây có tác giả đã nghiên cứu vị ngũ linh chỉ thấy trong ngũ linh chỉ không có những thức ăn thường gặp của các loài dơi, đã xác định ngũ lĩnh chi là phân của một loài sóc bay chưa thấy ở nước ta Trogplerus xanthipes Milne-Edwrds thuộc họ Sóc bay Petauristidae.

Vào các tháng 10-12 người ta vào núi tìm những hang sẵn có ngũ linh chi lấy về, loại bỏ tạp chất phơi khô. Căn cứ hình dáng không giống nhau, người ta chia ra làm ngũ linh chi khối (hay đường ngũ linh chi) và tán ngũ linh chi – (ngũ linh chỉ vụn). Trước khi dùng còn phải sao lên.

Thành phần hóa học

Trong ngũ linh chỉ có chất nhựa, ure và axit uric.

Ngũ Linh Chi
Ngũ Linh Chi

Công dụng và liều dùng

Ngũ linh chi hiện nay còn là một vị thuốc dùng trong nhân dân.

Trong các tài liệu cổ, người ta cho ngũ lãnh chỉ có vị ngọt, tính ôn, vào kinh can. Có tác dụng thông lợi huyết mạch, hành ở hết đau. Dùng chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, đẻ xong huyết xấu ra không hết sinh đau bụng, ngực đau, trẻ con bị cam; dùng ngoài chữa rắn, rất căn.

Ngày uống 6-12g dưới hình thức thuốc sắc hay thuốc viên.

Đơn thuốc có ngũ linh chi

  1. Chữa tử cung xuất huyết, đau bụng khi thấy kinh:

Ngũ linh chỉ 10g, bồ hoàng 10g. Cả hai vị sao vàng, tán nhỏ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 2-3g.

  1. Đơn thuốc chữa rắn cắn. Xem vị rắn.
Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!