Nhân Trung Bạch – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

164
Nhân Trung Bạch
Nhân Trung Bạch
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Nhân Trung Bạch trang 986 – 987 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là nhân niệu bạch, thiên niên bằng, vạn niên sương, thu bạch sương, niệu bạch dam, dam thu thach.

Tên khoa học Calamitas Urinae hominis. Nhân trung bạch là cận của nước tiểu của người để lâu trong chậu, nước bốc hơi đi còn lại cặn đọng thành bánh, đòn và khai. Cạn này càng phơi nắng lu càng tốt. Khi dùng lại còn phải nung cho kỹ nữa.

Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu của nhân trung bạch là canxi photphat, canxi urat, canxi clorua và các thành phần khác trong nước tiểu.

Nhân Trung Bạch
Nhân Trung Bạch

Công dụng và liều dùng

Nhân trung bạch thấy dùng trong đông y. Theo tài liệu có, nhân trung bạch có vị mặn, tính bình, không độc, vào 3 kinh can, tam tiêu và bàng quang. Có tác dụng thanh nhiệt, giáng hóa, khử ứ, cầm máu. Thường dùng làm thuốc tả hỏa, thanh nhiệt, dùng trong những bệnh cổ họng sưng đau, chảy máu cam, thiên đầu thống, cam tẩu mã, lở mồm, lưỡi, do sốt lâu mà gầy còm, còn dùng làm thuốc bổ, thuốc Bổ.

Ngày dùng 4 đến 8g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Đơn thuốc có nhân trung bạch dùng trong Đông Y

  1. Lở mồm và lưới:

Nhân trung bạch 7 phản, khô phần (phèn chua phi) 3 phần, hai thứ tán nhỏ bôi vào chỗ lở loét, hễ thấy chảy dãi thì lau đi, bối vài lần sẽ thấy tác dụng.

  1. Chữa nhà cam tẩu mã

Nhân trung bạch 4g, nung đỏ, lục phân 1g. xạ hương 0,30g, cả ba vị tán nhỏ, trộn đều bởi vào nơi cam tẩu mã đã rửa sạch bằng nước muối.

  1. Châu bị rổ, có lỗ sâu, đau buốt.

Nhân trung bạch nung kỹ, tán nhỏ rắc vào.

  1. Thổ huyết:

Uống 4g nhân trung bạch. Chiều với nước Chú thích:

Tên nhân trung bạch có ý nói là chất từ trong con người mà ra lại có màu trắng (nhân là người, trúng là trong, bạch là trắng) khác với nhân trung hoàng là cam thảo chế (xem vị cam thảo).

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!