Cây Cánh Kiến Trắng (An Tức Hương) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

209
Cây Cánh Kiến Trắng
Cây Cánh Kiến Trắng
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cánh Kiến Trắng trang 746-747 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên cây bồ đề, an tức hương, benzoin.

Tên khoa học Styrax tonkinense Pierre.

Thuộc họ Bồ đề Styracaceae. 

Theo sách cổ; an=yên, tức=nghỉ, vì mùi thơm của cây làm cho ma quỷ phải yên, không quấy rối người.

Có người lại giải thích An tức là tên cổ của một địa phương ngoài Trung Quốc; vì cây có hương thơm, nguồn gốc ở nước An Tức xưa.

An tức hương (Benzoinum-Benzoe) là nhựa của cây cánh kiến trắng hay cây bồ đề.

Mô tả cây

Cánh kiến trắng là một cây nhỏ, có thể cao chừng 15m. Búp non phủ lông mịn màu vàng nhạt. Lá mọc so le, có cuống. Phiến lá nguyên, hình trứng, tròn ở phía dưới, nhọn dài ở đầu, mặt dưới màu trắng nhạt do có nhiều lông mịn, mặt trên màu lục nhạt. Lá dài 6-15cm, rộng 2- 2,5cm. Hoa nhỏ trắng thơm mọc thành chùm, ít phân nhánh mang ít hoa. Quả hình cầu, đường kính 10-16mm phía dưới mang đài còn sót lại, mặt ngoài quả có lông hình sao.

Hình ảnh Cây Cánh Kiến Trắng
Hình ảnh Cây Cánh Kiến Trắng

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang ở nhiều tỉnh miền núi nước ta, nhiều nhất Hoà Bình, Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu. Tại các nước khác: Lào, Thái Lan, Inđônêxya. Trích vỏ thân cây lấy nhựa. Đem về chia thành loại tốt xấu. Loại tốt có màu vàng, nhạt, mùi thơm vani. Loại kém có màu đỏ, mùi kém hơn, có lẫn nhiều tạp chất (vỏ cây, đất cát).

Thành phần hoá học

Trong an tức hương có coniferyla benzoat, axit benzoic, axit xinamic, vanilin, axit d- siaresnolic.

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ, an tức hương vị cay, đắng, tính bình, vào 2 kinh tâm và tỳ. Có tác dụng hành khí huyết, trừ tà khí, khai khiếu, an thân, đau bụng, đẻ xong huyết vậng, người già họ và khó thở. Những người âm hư hoả vọng không dùng được.

Hiện nay an tức hương dùng trong chữa viêm phế quản kinh niên và xổ nước đường hôi hấp.

Dùng ngoài làm mau lành các vết thương, chữa nẻ vú. Ngoài công dụng làm thuốc còn làm nguyên liệu chế nước hoa, chế axit bezoic. Liều dùng uống 0,5-2g dưới dạng xirô hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Đơn thuốc có an tức hương

Chữa nẻ vú:

An tức hương 20g, cồn 80° 100g. Ngâm 10 ngày, thỉnh thoảng lắc. Lọc. Dùng cồn này hoà thêm nước bôi lên các nơi vú nẻ.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!