Cây Đùm Đũm (Cây Ngấy, Ngấy Hương) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

506
Cây Đùm Đũm
Cây Đùm Đũm
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Đùm Đũm trang 395 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Cây Ngấy, Ngấy Chĩa Lá, Ngũ Gia Bì-Đũm Hương, Cây Tu Hú.

Tên khoa học Rubus cochinchinenis Tratt. (Rubus fruticosus Lour, Rubus playfairii Hemsl.).

Thuộc họ Hoa hồng Rosaceae.

Mô tả cây

Cây nhỡ, rất nhiều cành, cành nhiều khi vươn dài tới vài mét. Cành có lông, trên có gai nhỏ, cong về phía gốc, phía dưới gai phình ra. Lá kép có 3 đến 5 lá chét có cuốn ngắn, lá chét giữa lớn hơn cả, mép có răng cưa, mặt trên nhãn, mặt dưới có nhiều lông, cuống chung dài 3-6cm, có gai. Hoa mọc thành chùy nhỏ ở đầu cành hay kẽ lá. Quả kép hình cầu, bọc trong lá đài, gồm nhiều quả hạch nhỏ. Khi chín có màu đỏ hay đen nhạt, ăn được

Cây Đùm Đũm
Cây Đùm Đũm

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang ở khắp miền rừng núi nước ta, thường ở ven rừng hay nơi đã phát quang. Người ta hái lá và thân cây quanh năm nhưng hay hái nhất vào giữa mùa hạ, phơi khô để dành dùng cả năm.

Thành phần hóa học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy có tanin.

Công dụng và liều dùng

Vị thuốc mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân: Tại các hàng lá bán ở các phố hay chợ Hà Nội. Thường dùng sắc uống để giúp cho sự tiêu hóa, đau gan, da vàng, kém ăn, ăn uống không tiêu.

Ngày uống 15-30g lá và cành phơi khô, chia làm 2 hoặc 3 lần uống trước bữa cơm chính.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!