Cây Nhót Tây (Phì Phà) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

285
Cây Nhót Tây
Cây Nhót Tây
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Nhót Tây trang 734-735 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là phì phà (Cao Bằng), nhót Nhật Bản, tỳ bà diệp.

Tên khoa học Eriobotrya japonica Lindl.

Thuộc họ Hoa hồng Rosaceae.

Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae) là lá khô của cây nhót tay hay tỳ bà.

Mô tả cây

Cây nhót tây hay phì phà (Cao Bằng) là một cây cao 6-8m. Lá mọc so le, hình mác, nhọn, dai, dài 12-30cm, rộng 3-8cm, phía trên có răng cưa, mặt dưới có nhiều lông, màu xám hay vàng nhạt. Hoa rất nhiều, gần như không có cuống, mọc thành chùm, đường kính 15-20mm, có lông màu hung đỏ. Quả thịt, hơi hình cầu, hơi có lông, chín có màu vàng, dài 3-4cm, đỉnh quả có hình mắt quanh mép mang đài tồn tại. thịt dày, có 4 hạch đơn, hơi dày, mỗi hạch mang 1-2 hạt không phối nhũ. Mùa quả chín vào tháng 4-5.

Hình ảnh Cây Nhót Tây
Hình ảnh Cây Nhót Tây

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây trồng và mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam, nhiều nhất ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội. Nguồn gốc của cây ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Lá hái vào tháng 4-5. Cần lau sạch lông, thái nhỏ, phơi hay sấy khô mà dùng. Nhân hạt tỳ bà gọi tì bà nhân.

Xem thêm dược liệu khác: Cây Bồng Bồng (Cây Lá Hen) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Thành phần hoá học

Trong lá có một chất saponin, vitamin B, chừng 2,8mg trong 1g lá. (theo Từ Quốc Quân). Theo Arrhur và Hui (J. Chem. Soc., 1954 và CA..1955) trong tì bà diệp có axit ursolic C20H48O3 axit oleanic và caryophylin.

Trong hạt có amyđalin và HCN.

Công dụng và liều dùng

Chữa ho, nôn mửa, giúp sự tiêu hoá, phụ nữ có thai nôn mửa. Nước sắc dùng ngoài để rửa vết thương. Liều dùng: Ngày uống 6-12g dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tới 15-20g.

Theo tài liệu cổ, tì bà diệp có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh phế và vị. Có tác dụng thanh phế hoà vị, giáng khí hoá đờm. Dùng chữa bệnh do nhiệt mà sinh họ, nhiều đờm, nôn khan, miệng khát.

Đơn thuốc có tỳ bà điệp

1. Chữa ho, viêm khí quản mãn tính:

Tì bà diệp 20g (lau sạch hết lông), khoản đông hoa 10g, cam thảo 5g, nước 600ml. Sắc còn 1955) trong tì bà diệp có axit ursolic C, HgOg, 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày (Diệp Quyết Tuyền).

2. Chữa đổ máu cam:

Tì bà diệp (lau sạch lòng), sao vàng, tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g bột, chiêu bằng nước chè.

Chú thích:

1. Nhân dân ta còn dùng lá cây bồng bồng Calotropis gigantea R. Br. thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae) với tên nam tì bà diệp. Xem vị thuốc này.

2. Quả nhót tây còn được bán ở chợ Cao Bằng, Lạng Sơn để ăn như quả táo, quả nhót.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!