Cây Mạch Môn Đông – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

342
Cây Mạch Môn Đông
Cây Mạch Môn Đông
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Mạch Môn Đông trang 732-733 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là mạch đông, cây lan tiên.

Tên khoa học Ophiopogon japonicus Wall.

Thuộc họ Hành Convallariaceae

Người ta dùng rễ củ phơi hay sấy khô (Radix Ophiopogoni) của cây mạch môn đông. Vì lá giống lá lúa mạch, về mùa đông lá vẫn xanh tươi nên gọi là mạch đồng.

Mô tả cây

Mạch môn đông là một loại cỏ sống lâu năm, cao10cm đến 40cm, rễ chùm, trên rễ có những chỗ phát triển thành củ mẫm. Lá mọc từ gốc, hẹp dài, như lá lúa mạch dài 15-40cm, rộng 1-4mm, phía cuống hơi có bẹ, mép lá hơi có răng cưa. Cán mang hoa dài 10-20cm, hoa màu xanh nhạt, cuống 3-5mm, tụ thành 1-3 hoa ở kẽ các lá bắc trắng nhạt. Quả mọng màu tím đen nhạt, đường kính 6mm, có 1-2 hạt.

Hình ảnh Cây Mạch Môn Đông
Hình ảnh Cây Mạch Môn Đông

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam để lấy củ dùng làm thuốc, nhiều nhất ở Phùng (Hà
Tay), Nghĩa Trai (Hưng Yên), Ninh Hiệp (Hà Nội). Thường hải vào tháng 6-7 ở những cây đã được 2-3 năm. Chọn những củ già, cắt bỏ sạch rễ con, rửa sạch đất, củ to trên 6mm bổ làm đôi, củ nhỏ để nguyên phơi khô tước bỏ lõi trước khi dùng. Có khi hái về, dùng móng tay rạch củ, tước bỏ lõi, rang với gạo cho đến khi gạo có màu vàng nhạt, bỏ gạo lấy mạch môn mà dùng. Củ mạch môn hình thoi, màu vàng nhạt, hơi trong, dài 10-15mm. Mùi đặc biệt, vị ngọt.

Xem thêm dược liệu khác: Cây Thiên Môn Đông (Dây Tóc Tiên) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Thành phần hoá học

Trong mạch môn người ta mới thấy có chất nhầy, chất đường. Mới đây có tác giả nói có glucoza và B. xitosterola. Các chất khác chưa rõ.

Tác dụng dược lý

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu

Công dụng và liều dùng

Còn ở trong phạm vi nhân dân. Nhưng là một vị thuốc rất thông dụng. Dùng làm thuốc họ long đờm, thuốc bổ (bệnh phổi, gầy còm). Còn dùng chữa thiếu sữa, lợi tiểu, chữa sốt khát nước. Ngày dùng từ 6 đến 20g dưới dạng thuốc sắc.

Theo tài liệu cổ, mạch món có vị ngọt, hơi
đắng tính hơi hàn, vào 3 kinh tâm, phế và vị. Có
tác dụng thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, hoá đờm, chỉ ho, dùng chữa hư lao, họ, thổ huyết, họ ra máu, miệng khô khát, bệnh nhiệt tân dịch khô. Những người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng không được dùng.

Đơn thuốc có mạch môn đông

1. Bài thuốc chữa bệnh ho, khó thở, họ lâu ngày:

Mạch môn đông 16g, bản hạ 8g, đảng sâm 4g, cam thảo 4g, gạo nếp sao vàng 4g, đại táo 4g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh).

2. Bài thuốc chữa tắc tia sữa:

Mạch môn đông bỏ lõi, tán nhỏ. Mỗi lần uống 10-12g. Lấy sừng tê giác mài với rượu uống độ 4g. Uống độ 2-3 lần.

Chú thích:

Ngoài rễ của cây mạch môn đông, ta còn dùng rễ củ phơi khô của cây tóc tiên Liriope spicata Lour (L. gramifolia Bak.) cùng họ. Đó là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ ngắn, dày, rễ chùm, lá hẹp dài mọc từ gốc, dài 30cm, rộng 4-7mm cọng mang hoa thường ngắn hơn lá, hoa màu hơi tím, hợp thành xim 3-5 hoa. Quả mọng, màu xanh tím. Cùng một công dụng nhưng hiệu lực không bằng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!