Cây Ớt (Ớt Tàu, Ớt Chỉ Thiên, Ớt Chỉ Địa, Lạt Tiêu) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

205
Ớt
Ớt
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Ớt trang 382-384 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Ớt Tàu, Ớt Chỉ Thiên, Ớt Chỉ Địa, Lạt Tiêu.

Tên khoa học Capsicum annuum L.

Thuộc họ Cà Solanaceae.

Ớt (Fructus Capsici) là quả chín phơi khô của cây ớt Capsicum annuum L. và những cây ớt khác. Ta còn dùng cả lá tươi (Folium Capsici). 

Tên khoa học do chữ Capsa là túi, ý nói quả ở giống cái túi, annuum có nghĩa là mọc hàng năm 

Mô tả cây

Cây loại cỏ mọc hàng năm tại những nước ô đới, sống lâu năm và thân phía dưới hoá gỗ ở những nước nhiệt đới. Cây có rất nhiều cánh, nhấn. Lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn, phía cuống cũng thuôn hẹp, có cuống, phiến lá dài 2-4cm, rộng 1,5-2cm. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả mọc rủ xuống hay quay lên trời (chỉ thiên), hình dáng thay đổi, khi thì tròn, khi thì dài, đầu nhọn, màu vàng hay đỏ. Có loại rất cay, có loại ít cay, tuỳ theo nhiều điều kiện

Ớt
Ớt

Phân bố, thu hái và chế biến

Được trồng ở khắp nơi tại Việt Nam. Có những cây mọc hoang, nhưng có lẽ đó cũng là do gần đây có nhà trước trống sau bỏ đi nơi khác, còn sót giống lại.

Tuy nhiên việc trồng ớt ở nước ta chưa phát triển lắm. Tại nhiều nước như Nhật Bản, Inđônêxia, Ấn Độ, nhất là Hungary người ta trống hàng nghìn hecta, mỗi năm xuất cảng từ 2.500 đến 3.000 tấn ớt khô. Có những cơ quan chuyên nghiên cứu, trồng ớt, chọn giống, hướng dẫn cách thu hái, chế biến và có xí nghiệp chuyên môn chế biến ớt. Chủ yếu hái quả dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô. Lá thường dùng tươi. 

Thành phần hoá học

Trong ớt có những chất chủ yếu sau đây:

– Capsicain C18H27NO3 là một ancaloit chừng 0,05-2%, phần lớn tập trung ở biểu bì của giá noãn (Placenta), khi tán bột giá noãn, nhỏ nước lên rồi soi kính sẽ thấy các tinh thể hình vuông của capsicain. Độ chảy của capsicain là 65 độ, khi nhiệt độ hơi cao thì bốc hơi và kích ứng rất mạnh gây hắt hơi rất khó chịu. Cấu tạo hoá học của nó đã được xác định là axit isodexenic vanilylamit.

Tính chất cay này gặp kiềm không bị mất đi như chất cay của hồ tiêu. Nhưng nếu bị oxy hoá bởi kalidicromat, hoặc kali pecmanganat thì tính chất cay sẽ bị mất đi.

Trong đó tính chất cay do gốc -CO-NH-CH- quyết định.

Chất này với nồng độ 1/100.000 vẫn còn cay.

– Một ancaloit nữa không có vị cay, ở dạng lỏng

– Chất capsaixin là hoạt chất gây đỏ nóng, trạng thái dầu lỏng, xuất hiện khi quả chín. Cấu tạo hoá học chưa xác định được. Tỷ lệ từ 0,01% ở những ớt thường đến 0,10% ở những ớt paprika.

– Vitamin C. tỷ lệ khoảng chừng 0,8%-1,0% trong ớt của ta (Việt Nam Bộ môn dược liệu, 1957). Cổ những tác giả nghiên cứu ớt ở châu Phi, Hungari, thấy lượng vitamin C lên tới 1.17%; 2,66%; 4,98%

Ngoài ra trong ớt còn có chất khác như capsanthin-chất màu có tinh thể thuộc loại caroten- vitamin B, B, axit citric, axit malic vv … 

Tác dụng dược lý.

Gây xót da và niêm mạc: Gây đỏ mà không gây phỏng da, làm ta có cảm giác nóng ở mới và dạ dày.

Tay mó vào ớt cần tránh dụi vào mắt. Bột ớt gây hắt hơi rất khó chịu, khi đốt ớt, khói ớt gây hắt hơi rất mạnh.

Công dụng và liều dùng

Ngoài công dụng làm gia vị, ớt có thể là một vị thuốc làm giúp sự tiêu hoá, làm ăn ngon chóng tiêu. Dùng ngoài, ớt là một vị thuốc gây đỏ, kích thích tại chỗ, những trường hợp đau do phong thấp, đau lưng, đau khớp.

Ngày dùng 0,05g chia làm nhiều lần uống. Dùng ngoài không có liều lượng.

Đơn thuốc có ớt

Chữa rắn rết cắn:

Giã nhỏ lá ớt, đắp vào nơi bị thương. Hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày làm một đến hai lần cho đến khi hết đau. Thường 15-30 phút hết đau, 2-3 giờ là khỏi hẳn.

 

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!