Bạch Chỉ – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

435
Bạch Chỉ
Bạch Chỉ
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Bạch Chỉ  trang 615-618 tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Angelica dahurica Benth. et Hook. và Angelica anomala Lallem.

Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). 

Bạch chỉ (Radix Angelicae) là rễ phơi hay sấy khô của cây bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. et Hook) hoặc của cây xuyên bạch chỉ (Angel- ica anomala Lallem).

Mô tả cây

Cây bạch chỉ (Angelica dahurica) còn gọi là hàng châu bạch chỉ là một cây sống lâu năm, cao 1-1,5m, đường kính thân có thể tới 2-3cm, thân rỗng, mặt ngoài màu tím hồng, phía dưới thân nhẫn, không có lông, nhưng phía trên, gần cụm hoa thì có lòng ngắn. Lá phía dưới to, có cuống dài, phiền là 2-3 lần xẻ lông chim, thuỷ hình trứng hay hình trứng dài, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa, lá phía trên nhỏ hơn, toàn bộ cuống lá phát triển thành bẹ bao ôm lấy thân, hai mặt đều không có lông, nhưng trên đường gân của mặt trên có lông ngắn. Cụm hoa hình tán kép mọc ở kẽ lá hay đầu cành, cuống tán dài 4-8cm, cuống tán nhỏ dài 1cm, hoa màu trắng, quả dài chừng 6mm, rộng 5-6mm.

Cây này cho vị hàng châu bạch chỉ hay hương bạch chỉ.

Bạch Chỉ
Bạch Chỉ

Cây xuyên bạch chỉ (Angelica anomala) cũng là một cây sống lâu năm cao hơn cây bạch chỉ 2-3cm, đường kính thân nhỏ hơn, chỉ chừng Icm. Lá mọc so le cũng 3 lần xẻ lông chim, thuỷ có cuống dài chừng 3cm, những đặc điểm khác gần giống loài trên.

Nói tóm lại cây bạch chỉ hàng châu thường thấp hơn 1-1,5m, thân to hơn (2-3cm) phiến của thuỷ hẹp lại thành cuống, còn xuyên bạch chỉ có thuỳ mang cuống rõ rệt.

Phân bố, thu hái và chế biến

Bạch chỉ đã được di thực vào nước ta có kết quả, cây mọc tốt, cả ở đồng bằng và những vùng núi cao mát. Nhưng giống thì chỉ mới để được ở miền núi cao, lạnh.

Tại Tam Đảo trống vào tháng 1-2, tháng 4-5 năm sau ra hoa, nhưng có những cây trồng vào 1 tháng 7-8 năm trước thì tháng 4-5 năm sau cùng ra hoa một lúc với cây trong tháng 1-2.

Vào mùa thu, khi lá úa vàng, đào lấy rễ, cắt bỏ thân và rễ con, rửa sạch đất, sau đảo có nơi cho vào vại có vôi, đậy kín một tuần rồi mới lấy ra phơi khô, có nơi đem phơi ngay, nếu trời mưa thì sấy trong lò, sau đó cạo bỏ vỏ mỏng ngoài.

Thành phần hoá học

Trong bạch chỉ có các hoạt chất sau đây: Oxypeucedanin, imperatorin, isoimperatorin, phellopterin, byak-angelixin, izobyakangelicol hay anhydrobyakangelixin có độ chảy 108- 109°C, angelicol, xanthotoxin, neobyakangelicol, marmesin có độ chảy 189,5°C, năng suất quay cực (αD)+26°8 (trong clorofoc), nodakenetin tả tuyển (αD)-22°4, scopoletin. Các chất này có cấu trúc cơ bản sau đây:

Ngoài ra người ta còn chiết được chất alloizoimperatorin có độ chảy 228-230°C (thăng hoa) và 5 metoxy-8-andehytpsoralen có độ chảy 215-217°C, những chất đó vốn không có trong bạch chỉ nhưng có thể xuất hiện trong quá trình chiết xuất từ những chất izoimpertorin hoặc chất neobyakangelicol mà sinh ra.

Trong xuyên bạch chỉ ngoài chất bergapten, umbelliferon còn có anomalin (độ chảy 105- 106°C).

Một tác giả khác đã lấy từ xuyên bạch chỉ được chừng 0,43% một chất gọi là angelicotoxin, một chất nhựa màu vàng, vị đắng có tính chất kích thích; ngoài ra còn có 0,2% chất byakangelixin C17H18O7 0.2%, chất byakangelicola C17H16O6 axit angelic C4H7COOH và tinh dầu.

Tác dụng dược lý

Với liều nhỏ, angelicotoxin có tác dụng hưng phấn đối với trung khu vận động huyết quản, trung khu hô hấp và dây thần kinh phế. vị (nerf vague), làm cho huyết áp tăng cao, nhịp mạch chậm lại, hơi thở kéo dài, chảy dãi và nôn mửa.

Với liều lớn, có thể dẫn tới co giật và toàn thân tê liệt. Độc tính của angelicotoxin có thể sánh giống như chất xicutoxin (cicutoxin), nhưng không mạnh bằng. Hoạt chất khác trong bạch chỉ chưa rõ. 

Năm 1950, Lưu Quốc Thanh và Trương Duy Tân nghiên cứu tác dụng kháng sinh của bạch chỉ đối với một số vi trùng thì thấy bạch chỉ có khả năng ức chế sự sinh trưởng của trực khuẩn côli, trùng ly Sonner, trùng trực khuẩn mủ xanh (pyocyanus) và vì trùng thổ tả.

Công dụng và liều dùng

Chỉ mới thấy dùng trong phạm vi đông y. Đông y coi bạch chỉ là những vị thuốc có vị cay. tính ổn, vào 3 kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng phát biểu khứ phong, thẩm thấp, hoạt huyết bài nùng sinh cơ, giảm đau, dùng để làm thần kinh hưng phấn làm cho huyết trong toàn thân vận chuyển mau chóng, làm thuốc thư gần, ra mồ hôi chữa nhức đầu, răng đau, các bệnh về đầu, mặt, xích bạch đới, thông kinh nguyệt. Dùng ngoài, bạch chỉ có thể dùng chữa sưng vú, tràng nhạc, ghẻ lở, đỡ đau hút mủ.

Thường bạch chỉ được dùng làm thuốc giảm đau, chữa nhức đầu, cảm mạo, hoa mắt, đau răng, còn dùng làm thuốc cầm máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam.

Ngày dùng 5-10g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột chia làm nhiều lần uống, mỗi lần uống 1-2g.

Đơn thuốc có bạch chỉ dùng trong nhân dân

  • Trẻ con nóng sốt: Nấu nước bạch chỉ, tắm thật nhanh ở nơi kín gió.
  • Chữa chứng hôi miệng:

Bạch chỉ 30g, xuyên khung 30g. Hai vị tán nhỏ, dùng mặt viên bằng hạt ngô. Hàng ngày ngậm thuốc này, mỗi ngày ngậm chừng 2-3 viên. 

  • Chú thích:

Trong nhân dân Việt Nam còn dùng một vị thuốc với tên nam bạch chỉ, thực ra đó là rễ của cây mát rừng-Millenia pulchra Kurz, thuộc họ Cánh bướm (Papilionaceae). Cây nhỏ, cao 1,5- 1.8m, hoa mọc thành chùm màu tím nhạt, quả đậu hình đao, nhãn, cứng, mọc hoang ở nhiều tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Rễ to, màu hơi vàng, thường hải ở những cây nhỏ. Dùng sắc cùng một số vị thuốc khác chữa đau bụng, đi là

Trong một số sách thuốc cũ của Trung Quốc người ta giới thiệu bạch chỉ là rễ Angelica gla- bra Makino hay Angelica formosana Boiss. họ Hoa tán; nhưng những tài liệu mới nhất thường thống nhất những tên đã giới thiệu ở trên.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!