Cây Thông Thiên (Cây Trúc Đào Hoa Vàng) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

409
Cây Thông Thiên
Cây Thông Thiên
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Thông Thiên trang 600-602 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là hoàng hoa giáp trúc đào, laurier jaune, -noix de serpent, yellow oleander, bois à lait.

Tên khoa học Thevetia neriifolia Juss. (Cerbera thevetia L., Cerbera peruviana Pers).

Thuộc họ Trúc đào Apocynaceae.

Mô tả cây

Cây nhỡ cao chừng 4-5m, thân nhẫn, trên cảnh mang nhiều sẹo của lá đã rụng. Lá hình mác, hẹp. dài 8-15cm, rộng 4-7mm, đơn, nguyên, nhẵn, đầu nhọn, mặt trên bóng mặt dưới mở: Gân giữa nổi rõ, gân phụ không rõ. Hoa màu vàng tươi rất đẹp và thơm to, mọc thành xim ở gần ngọn. Quả rất đặc biệt, hạch hình 3 cạnh dài 3 đến 5cm, dầy chừng 2-2,5cm, hơi chia thành 4 múi, lúc chưa chín có màu xanh bóng, khi chín có màu đến bóng, nhưng dãn lại và rất mềm. Hạch hình ba cạnh rất cứng rắn, màu vàng nhạt bẩn, có khi hơi nâu hay đen nhạt, lúc sẽ thấy tiếng hạt lúc lác, trong chứa 1 hay 2 hạt, hạt dài khoảng 12mm, rộng 12mm, dày 5mm, màu trắng vàng nhạt, vị rất đắng, hơi có cảm giác tê.

Cây Thông Thiên
Cây Thông Thiên

Toàn cây có nhựa mủ trắng. Khi bẻ cành hay châm vào quả, ta thấy nhựa mù khi mới chảy ra có màu trắng sau chuyển màu đen. Vì vậy khi cắt các bộ phận của cây, ta thấy vết cắt chồng chuyển màu đen.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này vốn nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau đó di thực vào châu Á, châu Phi.

Được trồng làm cảnh tại nhiều tỉnh ở Việt Nam: Trồng bằng hạt (mọc rất dễ dàng). Tại gốc cây lớn, người ta dùng thường thấy nhiều cây con, có thể đánh đi trồng nơi khác, nên trồng tập trung từng cụm từ 5 đến 10 cây một chỗ để khi thu hoạch hạt được dễ dàng và đỡ tốn kém.

Nên trồng tại các công viên, vừa làm cảnh đẹp, vừa có nguyên liệu để chế thuốc.

Ta có thể dùng hạt, vỏ hay lá, nhưng chủ yếu là hạt. Mùa quả từ tháng 10 đến tháng 3.

Thành phần hoá học

Trong hạt thông thiên có những chất sau đây: 

  1. Chất dầu 35-41% (phương pháp ép) hoặc 57% (phương pháp dùng dung môi). Dầu có mùi thơm, gần như mùi hạnh nhân. Tỷ trọng 0,914 ở 25°C. Ở nhiệt độ này dầu rất trong nhưng ở nhiệt độ 15 °C dầu trở nên sền sệt và ở nhiệt độ 13°C đầu đặc lại.

Theo Oudemans, dầu gồm 63% triolein, 37% tripanmatin và tristearin.

Ngoài ra còn một ít axit lineolic và axit myr- istic, rất ít axit arachidic.

Có tác giả cho rằng dầu hạt thông thiên có độc, gây nền và đi ỉa lỏng (Short in Dymock, Pharmacographia indica), nhưng một số tác giả khác (De Vrij, Boulay ) lại cho rằng dầu này không có độc nếu chế tinh khiết, sở dĩ có hiện tượng ngộ độc là do các chất độc lẫn vào khi ép hay chiết xuất.

  1. Một số chất heterozit, trong đó được biết rõ nhất là các chất tevetin và neriifolin.

a/ Tevetin-C42H66O312 3H2O- trọng lượng phân tử 912,9 là một chất có tinh thể, không màu, không mùi, vị rất đắng. Tan trong 12 phần nước ở nhiệt độ 15°C, không tan trong axeton, clorofoc và ete. Độ chảy 192-193°C. Năng suất quay cực ở 20° là -62°5 (trong rượu metylic).

Thủy phân tevetin sẽ cho một phân tử tevetoza, 2 phân tử glucoza và một phần không đường (genin hay aglycon). Phần không đường của tevetin rất giống phần không đường của digitalin, nhưng trong khi ta thủy phân digitalin bằng tác nhân lý hoá nhẹ, digitalin dễ dàng giải phóng 3 chất đường digitoxoza và digitoxigenin không tan, trái lại trong trường hợp đó đường tevetoza là một đường đặc hiệu của tevetin dính chặt với phần không đường làm cho tevetin có độ tan nhiều hơn, do đó tác dụng nhanh hơn, ít tích luỹ hơn và cũng ít độc hơn digitalin. Tỷ lệ tevetin chiết suất được từ 3-5%.

Tevetin cho phản ứng Legal dương tính mà không cho phản ứng Keller-Kiliani.

b/ Neriifolin và dẫn xuất monoaxetyl của neriifolin.

Frères Jacques có lấy được từ thông thiên một glucozit mới với tỷ lệ 3% có tác dụng giống như digitalin. Người ta đã xác định đây chỉ là hỗn hợp bằng nhau của 2 chất neriifolin và dẫn xuất monoaxetyl của neriifolin.

Neriifolin-C30H46O8, có độ chảy 208°C, năng suất quay cực ở nhiệt độ 20°C là -49°5 (trong rượu metylic). Kết tinh trong etyl axetat thành hình giác trụ, vị đắng. Khi ta axetyl hoá trong môi trường pyridin sẽ được diaxetyl neriifolin có độ chảy 134°C, năng suất quay cực ở 20°C là -80° (trong rượu metylic).

Trong rượu kali hydroxyt N/10, chất neriifolin đồng phân hoá và cho isoneriifolin có độ chảy 251°, năng suất quay cực ở 20°C là -72° (trong rượu metylic).

Thủy phân, neriifolin cho một genin vô định hình và một đường là tevetoza (một chất metyl metoxypentoza).

Chất tevetin có trong hạt và vỏ cây. Trong lá và vỏ quả không có. Ngoài tevetin và lá và vỏ quả không có. Ngoài tevetin và neriiolin ra, Warden (1881) còn lấy ra từ hạt và vỏ một chất cho màu xanh khi thêm axit, đặc biệt axit clohydric. Khi ta giã vỏ hay hạt rồi nhỏ axit clohydric vào ta sẽ thấy màu xanh. Phản ứng nay có thể dùng để phát hiện ngộ độc do thông thiên: Chiết suất các chất trong dạ dày bằng rượu, rồi bằng cồn amylic, cô để loại dung môi, rồi thêm axit clohydric, sẽ thấy hiện màu xanh, nếu có hạt thông thiên.

Năm 1958, chúng tôi chiết được từ hạt thông thiên mọc ở Việt Nam chất tevetin với hiệu suất 0,5-2,5% và chất dầu với hiệu suất 40-50% (Đỗ Tất Lợi, Hoàng Xuân Vinh-Kỷ yếu công trình đại học y dược Hà nội, 1958: 121-123).

Tác dụng dược lý

Chất tevetin đã được nghiên cứu nhiều về mặt được lý. Nói chung, nó có tác dụng như những chế phẩm của thuốc tim Digitalis. Nhưng do độ tan và sự bền vững của nó trong cơ thể, độ độc thấp, do tác dụng nhanh, dù uống hay tiêm mạch máu, và do nó không tích luỹ trong cơ thể, dùng điều trị hàng tháng cũng không có hiện tượng ngộ độc.

Đơn vị mèo của tevetin (tức là lượng tevetin tính trên 1kg thể trọng mèo tiêm liên tục gây ngừng tim) là 0,889mg trên 1kg thể trọng. Như vậy so với digitalin, nó ít độc hơn 2 lần và 3 lần ít độc hơn so với uabain (uabain lấy ở hạt cây Strophanthus gratus).

Khi mới tiêm vào, tevetin gây tim đập chậm và làm cho sự co bóp của tim mạnh lên, như vậy chứng tỏ nó tác dụng nhanh. Nếu tiếp tục tiêm, sẽ thấy xuất hiện các hiện tượng ngộ độc: Tim đập nhanh và rung tâm thất (fibrillation ventriculaire).

Nhưng hiện tượng ngộ độc do tevetin có thể hết dù đã xuất hiện những triệu chứng ban đầu, không giống như đối với digitalin. Vì digitalin gây ra những hiện tượng tích luỹ của nó trong cơ thể.

Liều tối thiểu gây tim bóp trên tim ếch là 0,004 đến 0,005mg đối với 1g thể trọng của ếch.

Trên toàn thân, tùy theo giống vật thí nghiệm, với liều rất thay đổi từ con vật này sang con vật khác trong cùng một loài, tevetin có thể gây kích thích cơ trơn của ruột. Hiện tượng buồn nôn và nôn mửa chỉ xuất hiện (trừ trường hợp nhạy cảm đặc biệt) với liều gần độc (dose subléthale). Những liều bằng 9/ 10 liều gần độc cũng được bài tiết với cùng một tốc độ đủ cho dưới hình thức nào cũng vậy: Uống tiêm dưới da hay tiêm mạch máu thì điều tiết ra ngoài, sau 5 giờ 47%, 22 giờ 71%, sau 24 giờ 84%.

Trên người không có thương tổn gì ở tim, với liều 1 đến 5 đơn vị mèo nghĩa là 0,889 đến 4,445mg tevetin gây tim đập chậm (9 đến 30 lần đập trong 1 phút). Với liều 2 đơn vị mèo, mức tim đập chậm tối đa và xuất hiện trong vòng 2 đến 3 giờ. Đối với một số người, với liều 3 đơn vị mèo có hiện tượng nóng ở tim.

Công dụng và liều dùng

Chất tevetin đã được một hãng sản xuất của Pháp chế thành biệt được làm thuốc chữa tim dưới dạng dung dịch 1%, 1ml tương ứng với 30 giọt và 1mg tevetin. Ngày uống từ 1 đến 2mg (30 đến 60 giọt một ngày) chia làm 2 hay 3 lần uống. Có thể dùng lâu vị thuốc không tích luỹ. Đóng thành từng chai 20ml.

Có loại chế thành thuốc tiêm, một hộp 6 ống, mỗi ống 2ml tương ứng với một mg tevetin. Ngày tiêm 1-2 ống (tiêm mạch máu).

Dùng trong những trường hợp kém tim, tim đập loạn nhịp, viêm tâm cân, tim suy nhược sau khi mổ hay sau khi mắc bệnh nhiễm trùng, đau van tim, nhất là trường hợp bị tổn thương tăng. Trong trường hợp này, tevetin tỏ ra hơn hẳn digitalin.

Có thể dùng cho những trường hợp không chịu thuốc digitalin và uabain hoặc luân phiên với digitalin và uaban.

Ngoài việc dùng chất tevetin chiết từ hạt, có nơi còn dùng hạt giã nát để làm thuốc trừ sâu (hạt giã nát, ngầm với nước, thêm vào một lượng xà phòng bằng trọng lượng hạt). Phun lên sâu bọ. Số lượng tuỳ theo sau cánh cứng hay cánh mềm.

Cây và thuốc chế từ thông thiên có chất rất độc; cần chú ý tránh gây ngộ độc.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!