Cây Phù Dung (Mộc Liên) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

263
Phù Dung
5/5 - (1 bình chọn)

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Phù Dung trang 108 – 109, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là mộc liên, địa phù dung.

Tên khoa học Hibiscus mutabilis L. (Hibis- cus sinensis Mill).

Thuộc họ Bông Malvaceae.

Ta thường dùng hoa và lá tươi hoặc khô của cây phù dung để làm thuốc.

Mô tả cây

Phù dung là một cây nhỡ, có cành mang lông ngắn hình sao. Lá 5 cánh, phía cuống lá hình tim, mép có răng cưa, đường kính có thể đạt tới 15cm, mặt dưới có nhiều lông hơn, 5 thuỳ hình 3 cạnh ngắn có 7 gần chính. Hoa lớn, đẹp, đơn độc hoặc tụ nhiều hoa, khi mới nở vào buổi sáng, có màu trắng, chiều ngả màu hồng đỏ (do trong lá có chất anthoxyanozit). Quả hình cầu, có lông màu vàng nhạt. Hạt hình trứng, có nếp nhăn nhỏ mang lông dài

Hoa và lá phù dung
Hoa và lá phù dung

Phân bố

Cây phù dung mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm cảnh. Còn được trồng tại các nước Trung Quốc, Philipin, Nhật Bản, Ấn Độ.

Thành phần hoá học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ, chúng tôI tìm thấy trong cánh hoa phù dung có anthoxyanozit. Trong lá như có một chất nhầy (Đỗ Tất Lợi, năm 1960).

Trong hoa có queximeritrin C21H20O12 một ít meratin C27H30O17 (C. A. 1964, 60 11042h). Theo Lowry J. B. trong hoa có xyanidin-3 sambubiozit (Phytochemistry 1971, 10, 673 và C. A. 1974, 81, 10960 Z).

Trong lá có flavon, hợp chất phenol, axít amin, đường khử (Quảng Châu thị dược phẩm thí nghiệm Sở: Nông thôn trung thảo dược chế tễ kỹ thuật; 1917, 237).

Công dụng và liều dùng

Lá tươi và hoa tươi được nhân dân giã đắp mụn nhọt đang mưng mủ để hút mủ và làm cho đỡ đau.

Có thể dùng lá hoặc hoa phơi khô tán nhỏ, khi dùng thêm nước chè đặc, trộn đều thành một thứ bột nhão, đắp lên chỗ sưng đau. Khi thuốc khô lại thay bã khác, nếu mụn mới mưng mủ, có thể đỡ đau và mụn sẽ tiêu đi; nếu mụn đã chín sẽ chóng vỡ mủ. Chú ý nghiên cứu.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!