Văn bản hợp nhất quy định nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Y tế

1220
Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BYT quy định nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Y tế
Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BYT quy định nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Y tế
5/5 - (2 bình chọn)

BỘ Y TẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 05/VBHN-BYT

Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2018

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH NỘI DUNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH Y TẾ

Thông tư số 28/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành y tế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 50/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là Thông tư số 50/2017/TT-BYT), có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.

Căn cứ Luật Thống kê ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13/01/2010 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành y tế.1

Điều 1. Nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Y tế

Ban hành kèm theo Thông tư này nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Y tế theo Danh mục hệ thống chỉ số thống kê cơ bản ngành Y tế quy định tại Thông tư số 06/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Vụ Kế hoạch – Tài chính chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp ngành y tế phục vụ thu thập các chỉ tiêu thống kê trong danh mục chỉ tiêu thống kê cơ bản ngành y tế thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

2. Cục trưởng, Vụ trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế căn cứ vào danh mục hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản có trách nhiệm thu thập, tổng hợp những chỉ tiêu được phân công trong danh mục hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản ngành y tế gửi cho Vụ Kế hoạch – Tài chính để tổng hợp và công bố.

3. Sở Y tế là cơ quan đầu mối tại địa phương chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp thông tin thống kê trên địa bàn phục vụ tính toán các chỉ tiêu thống kê cơ bản ngành Y tế.

Điều 3. Hiệu lực thi hành2

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2014.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch – Tài chính) để được nghiên cứu, giải quyết./.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Phạm Lê Tuấn

 

NỘI DUNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU

THỐNG KÊ NGÀNH Y TẾ

Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014

Mục lục

DANH MỤC VIẾT TẮT

Chỉ tiêu 1: Tổng chi cho y tế so với tổng sản phẩm trong nước (GDP)

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trong tổng chi y tế

Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc y tế trong tổng chi tiêu y tế

Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ chi cho y tế trong tổng chi ngân sách nhà nước

Chỉ tiêu 5: Tổng chi y tế bình quân đầu người hàng năm

Chỉ tiêu 6: Số nhân lực y tế trên 10.000 dân

Chỉ tiêu 7: Số sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường đại học, cao đẳng thuộc khối ngành khoa học sức khỏe trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 8: Số cơ sở y tế trên 10.000 dân

Chỉ tiêu 9: Số giường bệnh trên 10.000 dân

Chỉ tiêu 10: Số cơ sở bán lẻ thuốc trên 10.000 dân

Chỉ tiêu 11: Tỷ lệ trạm y tế xã/phường có bác sỹ

Chỉ tiêu 12: Tỷ lệ trạm y tế xã/phường có hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi

Chỉ tiêu 13: Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế thôn bản hoạt động

Chỉ tiêu 14: Tỷ lệ thôn bản có cô đỡ thôn bản được đào tạo tối thiểu 6 tháng

Chỉ tiêu 15: Tỷ lệ xã/phường đạt Tiêu chí quốc gia về y tế

Chỉ tiêu 16: Chỉ tiêu đánh giá hệ thống thông tin y tế theo 26 tiêu chí được WHO khuyến nghị

Chỉ tiêu 17: Chỉ tiêu đánh giá và điều hành chính sách (Policy index) theo 10 quy trình được WHO khuyến nghị

Chỉ tiêu 18: Số lượt khám bệnh trên 10.000 dân

Chỉ tiêu 19: Số lượt người bệnh điều trị nội trú trên 10.000 dân

Chỉ tiêu 20: Số ngày điều trị trung bình của 1 đợt điều trị nội trú

Chỉ tiêu 21: Công suất sử dụng giường bệnh

Chỉ tiêu 22: Tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm y tế

Chỉ tiêu 23: Tỷ lệ mẫu thuốc kém chất lượng trong các mẫu thuốc được hậu kiểm hàng năm

Chỉ tiêu 24: Tỷ lệ người bệnh hài lòng với dịch vụ khám chữa bệnh

Chỉ tiêu 25: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trong bệnh viện

Chỉ tiêu 26: Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai

Chỉ tiêu 27: Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng đủ mũi vắc xin uốn ván

Chỉ tiêu 28: Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ

Chỉ tiêu 29: Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ

Chỉ tiêu 30: Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh

Chỉ tiêu 31: Tỷ lệ trẻ 0 – 59 tháng tuổi nghi ngờ viêm phổi được điều trị bằng kháng sinh

Chỉ tiêu 32: Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y học cổ truyền và hiện đại

Chỉ tiêu 33: Tỷ lệ phụ nữ 30 – 54 tuổi được sàng lọc ung thư cổ tử cung

Chỉ tiêu 34: Tỷ lệ phụ nữ trên 40 tuổi được sàng lọc ung thư vú

Chỉ tiêu 35: Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị đặc hiệu nhằm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con

Chỉ tiêu 36: Số lượt nạn nhân bạo lực gia đình đến khám tại cơ sở y tế

Chỉ tiêu 37: Tỷ suất 10 bệnh/nhóm bệnh mắc cao nhất điều trị nội trú tại bệnh viện

Chỉ tiêu 38: Tỷ lệ tử vong theo 10 nguyên nhân cao nhất của các bệnh nhân nội trú tại bệnh viện

Chỉ tiêu 39: Tỷ lệ điều trị khỏi lao phổi AFB (+) mới (DOTs)

Chỉ tiêu 40: Tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch được báo cáo trong năm trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 41: Tỷ lệ tử vong bệnh truyền nhiễm gây dịch được báo cáo trong năm trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 42: Tỷ lệ người hút thuốc lá

Chỉ tiêu 43: Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân (< 2.500 gram)

Chỉ tiêu 44: Tỷ số giới tính khi sinh

Chỉ tiêu 45: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

Chỉ tiêu 46: Tỷ lệ thừa cân/béo phì ở những người trên 15 tuổi

Chỉ tiêu 47: Tỷ lệ số hộ gia đình có mức năng lượng khẩu phần trung bình đầu người ngày dưới mức tối thiểu 1.800Kcal

Chỉ tiêu 48: Tỷ lệ phụ nữ trong nhóm tuổi từ 15 – 49 đang áp dụng biện pháp tránh thai

Chỉ tiêu 49: Tỷ lệ phụ nữ trong nhóm tuổi 15 – 49 tuổi có nhu cầu Kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng

Chỉ tiêu 50: Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh

Chỉ tiêu 51: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh

Chỉ tiêu 52: Tỷ lệ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xử lý chất thải y tế theo quy định

Chỉ tiêu 53: Tỷ lệ % trong nhóm 15 – 49 tuổi có kiến thức đúng về phòng lây nhiễm HIV

Chỉ tiêu 54: Kỳ vọng sống khi sinh (năm)

Chỉ tiêu 55: Tỷ suất sinh thô trên 1.000 dân

Chỉ tiêu 56: Tổng tỷ suất sinh

Chỉ tiêu 57: Tỷ suất sinh tuổi vị thành niên (15-19 tuổi)

Chỉ tiêu 58: Tỷ số tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống

Chỉ tiêu 59: Tỷ suất tử vong sơ sinh trên 1.000 trẻ đẻ sống

Chỉ tiêu 60: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống

Chỉ tiêu 61: Tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống

Chỉ tiêu 62: 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại cộng đồng theo phân loại ICD10

Chỉ tiêu 63: Tỷ lệ trẻ em < 15 tuổi mắc các bệnh có vắc xin tiêm chủng

Chỉ tiêu 64: Số trẻ em < 15 tuổi tử vong do các bệnh có vắc xin tiêm chủng

Chỉ tiêu 65: Số trường hợp mới mắc sốt xuất huyết trong năm trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 66: Số ca nhiễm HIV mới phát hiện trong năm trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 67: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm tuổi 15 – 49

Chỉ tiêu 68: Số ca tử vong do HIV/AIDS được báo cáo hàng năm trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 69: Số bệnh nhân phong mới phát hiện hàng năm trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 70: Số bệnh nhân mắc bệnh phong trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 71: Số bệnh nhân sốt rét mới phát hiện hàng năm trên 1.000 dân

Chỉ tiêu 72: Số bệnh nhân tử vong do sốt rét hàng năm trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 73: Số bệnh nhân lao các thể được phát hiện trong năm trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 74: Số bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới được phát hiện trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 75: Số hiện mắc lao phổi AFB(+) trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 76: Tỷ suất tử vong do lao (trừ những người có HIV+) trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 77: Số vụ ngộ độc thực phẩm có từ 30 người mắc trở lên được báo cáo trong năm…

Chỉ tiêu 78: Số người bị ngộ độc thực phẩm cấp tính trong năm trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 79: Số người tử vong do ngộ độc thực phẩm cấp tính trong năm trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 80: Tỷ suất mắc tai nạn thương tích trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 81: Tỷ suất tử vong do tai nạn thương tích trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 82: Tỷ suất mắc tâm thần phân liệt trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 83: Tỷ suất mắc động kinh trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 84: Tỷ suất mắc rối loạn trầm cảm trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 85: Tỷ suất mới mắc ung thư trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 86: Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp trong nhóm tuổi >= 25

Chỉ tiêu 87: Tỷ suất hiện mắc đái tháo đường trong 100.000 dân

Chỉ tiêu 88: Tỷ suất mắc bệnh nghề nghiệp trong 10.000 dân

DANH MỤC VIẾT TẮT

WHO World Health Organization/Tổ chức Y tế Thế giới.
ODA Official Development Assistance/Hỗ trợ phát triển chính thức
NGO Non-Governmental Organization/Tổ chức phi Chính phủ.
MDG Millennium Development Goals/Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
JAHR Joint Annual Health Review/Báo cáo tổng quan ngành y tế.
CDC Centers for Disease Controland Prevention/Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch.
ICD The International Classification of Diseases/Phân loại bệnh tật quốc tế
GDP Gross Domestic Product/Tổng sản phẩm trong nước
ILO International Labor Organisation/Tổ chức lao động quốc tế
UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization/Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
NSNN Ngân sách Nhà nước.
BHXH Bảo hiểm xã hội.
BHYT Bảo hiểm y tế.
HGĐ Hộ gia đình.
TKYTQG Tài khoản y tế Quốc gia
CSSK Chăm sóc sức khỏe.
SKSS Sức khỏe sinh sản.
TNTT Tai nạn thương tích
TYT Trạm y tế.

 

Chỉ tiêu 1: Tổng chi cho y tế so với tổng sản phẩm trong nước (GDP)

Chỉ tiêu 1: Tổng chi cho y tế so với tổng sản phẩm trong nước (GDP)

1

Mã chỉ số 0101

2

Tên Quốc tế Expenditure on health as % GDP

3

Mục đích/ ý nghĩa – Đây là chỉ tiêu cơ bản của hệ thống tài chính y tế, giúp đánh giá mức độ đầu tư tài chính cho lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân so với nguồn lực từ sản xuất xã hội của quốc gia

– Làm căn cứ xây dựng các chính sách về tài chính y tế, xác định quan hệ tỷ lệ giữa nguồn tài chính chi cho y tế so với tổng sản phẩm trong nước

– Phục vụ việc so sánh mức độ đầu tư tài chính cho y tế so với tổng sản phẩmtrong nước của quốc gia với các nước khác trong khu vực và Thế giới

– Thông tin về chi ngân sách y tế trên tổng sản phẩm quốc nội là cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu phân bổ đầu tư cho lĩnh vực y tế, xây dựng kế hoạch tài chính y tế quốc gia, để đảm bảo cho ngành y tế thực hiện được nhiệm vụ chiến lược là công bằng, hiệu quả và chất lượng ngày càng cao

4

Khái niệm/ định nghĩa – Chỉ tiêu thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm giữa tổng tài chính y tế thực tế chỉ ra trong năm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia, thường tính cho một năm và theo giá hiện hành. Để so sánh giữa các năm Chỉ tiêu có thể tính theo giá so sánh, nghĩa là lấy tổng tài chính y tế tính theo giá so sánh chia cho tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh
Tử số

– Tổng chi y tế bao gồm tất cả các nguồn tài chính thực tế đã chi cho y tế trong năm như:

+ Nguồn từ NSNN (chi từ nguồn NSNN thu từ thuế, phí, BHYT, vay và viện trợ cho y tế của nước ngoài)

+ Nguồn từ ngoài NSNN (chi y tế lợi tức của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trường học, tổ chức từ thiện, từ tiền túi của HGĐ)

Mẫu số

– Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ: Hàng năm

– Báo cáo của Bộ Tài chính về chi y tế từ NSNN

– Báo cáo chi BHYT của cơ quan BHXH Việt Nam

– Báo cáo thực hiện tổng sản phẩm quốc nội từ Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cuộc điều tra

1. Điều tra tài khoản y tế (TKYTQG) do Bộ Y tế thực hiện

2. Điều tra mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê thực hiện theo định kỳ 2 năm/lần

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/thành phố

7

Khuyến nghị/Bình luận – Số liệu về Tài chính chỉ tiêu y tế được thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau bao gồm toàn bộ các chỉ tiêu y tế của các cơ sở y tế công và tư, các tổ chứctừ thiện trong nước và nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; nhất là nguồn chi từ tiền túi của HGD khó xác định đầy đủ và chính xác.

– Cần chú ý thu thập thông tin về chi tiêu y tế từ chính quyền địa phương, doanh nghiệp nửa quốc doanh, các tập đoàn hay các tổ chức phi chính phủ.

– Cần phải theo dõi các quỹ (tài trợ) bên ngoài của khu vực y tế tư nhân, các dòng chi tiêu này có thể bị ước tính thấp hơn thực tế

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc y tế trong tổng chỉ tiêu y tế hàng năm

2. Tỷ lệ chi cho y tế trong tổng chi ngân sách nhà nước

3. Tổng chi y tế bình quân đầu người hàng năm

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trong tổng chi y tế

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trong tổng chi y tế

1

Mã chỉ số 0102

2

Tên Quốc tế Expenditure on health: general government as % total expenditure on health

3

Mục đích/ ý nghĩa – Chỉ tiêu này cung cấp thông tin cho việc đánh giá thực trạng, làm cơ sở phân bổ ngân sách y tế cho thời kỳ tới phân theo tuyến trung ương, địa phương và các lĩnh vực thuộc lĩnh vực y tế.

– Theo Tổ chức y tế thế giới, để đảm bảo công bằng trong CSSK, tỷ lệ chi tiêu công cho y tế so với tổng tài chính y tế của toàn xã hội phải đạt tối thiểu 50% và có chiều hướng tăng theo thời gian

4

Khái niệm/ định nghĩa – Tỷ lệ Chi tiêu công cho y tế so với Tổng Tài chính y tế được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm (%).

– Chi tiêu công cho y tế, Tổng tài chính y tế là số thực tế chi ra trong năm, không phải số liệu kế hoạch hay dự toán cấp ra.

– Trong những năm qua chỉ tiêu chi công cũng như Tổng chi y tế bao gồm cả chi cho hoạt động thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển trong tất cả các hoạt động thuộc y tế bao gồm cả khám chữa bệnh, phòng bệnh, quản lý hành chính, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học y tế

Tử số

– Tổng chi tiêu công cho y tế trong năm gồm nguồn chi từ ngân sách nhà nước (nguồn thuế), bảo hiểm y tế, vay và viện trợ cho Y tế từ nước ngoài (ODA, NGO)

Mẫu số

– Tổng chi tài chính y tế trong năm bao gồm toàn bộ nguồn tài chính y tế xã hội thuộc ngân sách nhà nước, ngoài ngân sách nhà nước

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ: Hàng năm

– Báo cáo chi tiêu y tế từ ngân sách nhà nước năm do Bộ Tài chính thực hiện

– Báo cáo chi bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện

– Báo cáo vay và viện trợ cho y tế do Bộ Tài chính thực hiện

Các cuộc điều tra

1. Điều tra cơ sở y tế

2. Điều tra mức sống hộ gia đình 2 năm/lần của Tổng cục Thống kê

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố

7

Khuyến nghị/bình luận – Để phù hợp với so sánh quốc tế chỉ tiêu chi công và tổng tài chính y tế, ngoài việc tính với nội dung cũ còn có thể tính thêm chỉ tiêu chỉ bao gồm chi cho hoạt động thường xuyên

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Tổng chi cho y tế so với GDP (%)

2. Tỷ lệ chi cho y tế trong tổng chi ngân sách nhà nước

3. Tổng chi y tế bình quân đầu người

Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc y tế trong tổng chi tiêu y tế

Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc y tế trong tổng chi tiêu y tế

1

Mã chỉ số 0103

2

Tên Quốc tế Expenditure on health: household out-of-pocket as % total health expenditure

3

Mục đích/ ý nghĩa – Đây là chỉ tiêu quan trọng để tính toán tổng chi phí y tế của quốc gia do chi y tế từ hộ gia đình chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí y tế.

– Phục vụ phân tích, đánh giá gánh nặng chi y tế từ Hộ gia đình, đánh giá mức độ công bằng trong khám chữa bệnh của quốc gia

4

Khái niệm/ định nghĩa – Chi y tế trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình là khoản tiền hộ gia đình chi cho khám bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng và các khoản chi phí khác có liên quan bao gồm:

o Chi mua thẻ bảo hiểm y tế (không bao gồm phần được hỗ trợ của nhà nước, của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội từ thiện…)

o Chi trả viện phí trực tiếp (bao gồm cả tiền giường điều trị) cho các cơ sở khám chữa bệnh công và tư.

o Chi mua thuốc, vật tư tại các cửa hàng bán thuốc, vật tư y tế để tự chữa bệnh.

o Chi phí phòng bệnh khác như: tiêm chủng các loại vắc xin mà nhà nước không bao cấp, mua hóa chất để diệt muỗi, bọ gậy

  o Chi trả tiền thuốc, công cho cán bộ y tế đến khám chữa bệnh tại nhà hoặc cho thầy lang

o Chi vận chuyển người bệnh trong trường hợp cấp cứu từ nhà đến các cơ sở khám chữa bệnh hoặc giữa các cơ sở khám chữa bệnh.

o Chi phí cho việc nuôi trồng cây thuốc, chế biến cây thuốc để tự chữa bệnh bằng thuốc nam.

– Lưu ý: Không tính chi phí ăn ở, đi lại của người nhà bệnh nhân

Tử số

– Tổng chi y tế trực tiếp từ tiền túi hộ gia đình cho khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng

Mẫu số

– Tổng chi y tế toàn xã hội trong năm

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ
Các cuộc điều tra

1. Điều tra cơ sở y tế

2. Điều tra mức sống hộ gia đình 2 năm/lần của Tổng cục Thống kê

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố

7

Khuyến nghị/bình luận – Số liệu khó thu thập đầy đủ nếu người dân không giữ được các hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Tổng chi cho y tế so với GDP (%)

2. Tỷ lệ chi cho y tế trong tổng chi ngân sách nhà nước

3. Tổng chi y tế bình quân đầu người

Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ chi cho y tế trong tổng chi ngân sách nhà nước

Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ chi cho y tế trong tổng chi ngân sách nhà nước

1

Mã chỉ số 0104

2

Tên Quốc tế Expenditure on health: General government as % total government expenditure

3

Mục đích/ý nghĩa – Đánh giá tình hình đầu tư cho lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân của quốc gia.

– Giúp so sánh việc đầu tư cho y tế so với tổng chi ngân sách giữa các lĩnh vực, giữa các địa phương và các nước trong khu vực và trên Thế giới

– Thông tin về chi cho y tế trong tổng chi ngân sách nhà nước là cơ sở cho việc nghiên cứu phân bổ nguồn ngân sách cho y tế trong tổng chi ngân sách quốc gia

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là tỷ lệ phần trăm của tổng chi ngân sách nhà nước cho y tế trên tổng chi ngân sách nhà nước cho một khu vực trong một năm.

– Chi ngân sách nhà nước cho y tế là chi tiêu của ngân sách nhà nước cho các hoạt động y tế, bao gồm: chi y tế từ nguồn thu thuế, phí, từ BHXH, từ vay, viện trợ cho y tế, không bao gồm viện phí, chi y tế từ tổ chức từ thiện, y tế doanh nghiệp, trường học

Tử số

– Tổng chi y tế từ ngân sách nhà nước trong năm

Mẫu số

– Tổng chi ngân sách nhà nước trong năm

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

1. Báo cáo tài chính hàng năm của Bộ Tài chính

2. Báo cáo hàng năm của Vụ Kế hoạch – tài chính, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố

7

Khuyến nghị/bình luận – Số liệu chi y tế từ ngân sách nhà nước và tổng chi ngân sách nhà nước phải 2 năm sau mới có báo cáo quyết toán chính thức của cơ quan tài chính, nên chỉ tiêu này chưa kịp thời với nhu cầu lập chính sách về tài chính y tế

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Tổng chi cho y tế so với GDP (%)

2. Tổng chi y tế bình quân đầu người

3. Tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc y tế trong tổng chi tiêu y tế hàng năm

4. Tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trong tổng chi y tế

Chỉ tiêu 5: Tổng chi y tế bình quân đầu người hàng năm

Chỉ tiêu 5: Tổng chi y tế bình quân đầu người hàng năm

1

Mã chỉ số 0105

2

Tên Quốc tế Per capita health expenditure [all sources]

3

Mục đích/ ý nghĩa – Làm cơ sở cho việc so sánh và phân tích tình hình chi y tế giữa các tỉnh, các vùng và giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên Thế Giới.

– Đánh giá mức độ đầu tư y tế cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân của địa phương cũng như trong cả nước.

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là toàn bộ các nguồn tài chính thực tế đã chi cho hoạt động y tế trong cả nước, bao gồm chi phí y tế từ các nguồn do nhà nước cấp, viện trợ, vay vốn nước ngoài và chi phí y tế của các tổ chức ngoài nhà nước như BHYT khác, hộ gia đình, doanh nghiệp, y tế tư nhân, tổ chức từ thiện, trường học… tính bình quân một người trong năm. Đơn vị tính có 2 loại: VNĐ và USD để phục vụ việc so sánh giữa các nước.

– Lưu ý: Phương pháp tính chi y tế bình quân đầu người theo USD bằng cách lấy chỉ tiêu chi y tế bình quân đầu người theo VNĐ chia cho tỷ giá hối đoái bình quân năm.

– Tỷ giá hối đoái bình quân được xác định bằng cách: lấy tỷ giá mua và bán USD trung bình trong năm.

Tử số

– Tổng chi y tế từ tất cả các nguồn tài chính y tế trong năm

Mẫu số

– Dân số trung bình năm báo cáo

Dạng số liệu

– Số tiền trung bình (VNĐ hoặc USD)/một đầu người

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ: Hàng năm

– Báo cáo tài khoản y tế Quốc gia của Bộ Y tế.

– Báo cáo dân số trung bình của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và đầu tư

Các cuộc điều tra

1. Điều tra tài khoản y tế hàng năm

2. Điều tra mức sống hộ gia đình 2 năm/lần của Tổng cục Thống kê

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố

7

Khuyến nghị/bình luận – Số liệu từ Tài khoản y tế quốc gia chưa có số liệu ước tính về tổng chi y tế năm báo cáo và dự báo cho các năm tới.

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Tổng chi cho y tế so với GDP (%)

2. Tổng chi y tế bình quân đầu người

3. Tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc y tế trong tổng chi tiêu y tế hàng năm

4. Tỷ lệ chi cho y tế trong tổng chi ngân sách nhà nước.

Chỉ tiêu 6: Số nhân lực y tế trên 10.000 dân

Chỉ tiêu 6: Số nhân lực y tế trên 10.000 dân

1

Mã chỉ số 0201

2

Tên Quốc tế Health personnel density

3

Mục đích/ ý nghĩa – Chuẩn bị nhân lực y tế để đạt được các mục tiêu y tế là một trong những thách thức lớn nhất đối với hệ thống y tế của Việt Nam. Không có “tiêu chuẩn vàng” để đánh giá tính đầy đủ của nhân lực y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, tuy nhiên Báo cáo Y tế Thế giới năm 2006 ước tính những khu vực thiếu 23 bác sĩ, y tá và nữ hộ sinh trên 10.000 dân thường không thể đáp ứng các hoạt động Chăm sóc sức khỏe ban đầu là các ưu tiên theo Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.

– Đánh giá nhân lực y tế giúp có thông tin về trình độ đào tạo của lực lượng lao động và sự phân bổ trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của các đơn vị, tuyến và các tỉnh, làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho ngành.

4

Khái niệm/ định nghĩa – Nhân viên y tế là toàn bộ số lao động hiện đang công tác trong các cơ sở y tế (kể cả công và tư, kể cả biên chế và hợp đồng) tại thời điểm báo cáo của một khu vực trên 10.000 dân
Tử số

– Tổng số nhân viên y tế làm việc tại các cơ sở y tế công và tư của một khu vực tại một thời điểm

Mẫu số

– Tổng dân số của khu vực tại thời điểm báo cáo

Dạng số liệu

– Tỷ lệ

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ hàng năm của các cơ sở y tế – Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

– Điều tra cơ sở y tế 2 năm/lần

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố

– Dân tộc (Kinh/khác)

– Giới tính

– Tuyến: Trung ương, tỉnh, huyện, xã

– Loại cơ sở.

– Loại hình (công/tư)

– Trình độ chuyên môn

7

Khuyến nghị/bình luận – Việc phân loại các nhân viên y tế tại Việt Nam dựa trên các tiêu chí về giáo dục và đào tạo nghề, quy định về chuyên môn y tế và các hoạt động, nhiệm vụ liên quan trong công việc. Như vậy việc phân loại nhân lực y tế chủ yếu theo đặc điểm chung.

– Tổ chức Y tế Thế giới lại dựa trên các phiên bản mới nhất về phân loại quốc tế của tổ chức ILO (Tiêu chuẩn quốc tế về phân loại nghề nghiệp), UNESCO (Tiêu chuẩn quốc tế về phân loại Giáo dục) và Phòng Thống kê Liên Hợp Quốc (Tiêu chuẩn phân ngành quốc tế của các hoạt động kinh tế).

– Khác biệt đáng kể giữa các quốc gia là về độ bao phủ, chất lượng và năm tham chiếu của dữ liệu gốc. Đặc biệt, thông tin đôi khi chưa rõ ràng việc có bao gồm cả khu vực công và tư hay không.

– Dữ liệu từ cuộc tổng điều tra dân số về số lượng bác sĩ, điều dưỡng và nữ hộ sinh nhìn chung là các dữ liệu cung cấp thông tin đầy đủ nhất và dễ dàng so sánh về nguồn nhân lực trong hệ thống y tế; dữ liệu cần thiết đầy đủ nhất là nhân viên hỗ trợ và quản lý về y tế.

– Dữ liệu cũng phải chỉ rõ có bao gồm nhân viên y tế trong khu vực tư nhân hay không (tránh việc tính toán trùng lắp các nhân viên y tế thực hiện hai hay nhiều công việc như cán bộ y tế làm trong khu vực y tế công nhưng ngoài giờ lại làm tư), ngoài ra cũng cần lưu ý đến các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế làm việc bên ngoài lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (ví dụ trường học hoặc công ty tư nhân), các nhân viên không được hưởng lương hoặc không được kiểm soát nhưng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe (ví dụ nhân viên y tế cộng đồng) hoặc những người có đào tạo về y tế nhưng hiện tại không tham gia hoạt động trong lĩnh vực y tế của quốc gia (ví dụ thất nghiệp, di cư, đã nghỉ hưu)

– Dữ liệu điều tra dân số cũng giúp tính toán số lượng đối tượng có nghề nghiệp hiện tại là nhân viên y tế (phân loại theo các nhiệm vụ và trách nhiệm trong công việc của họ). Một phương pháp tương tự cũng được sử dụng để tính số nhân viên y tế đó là cuộc điều tra lực lượng lao động thông qua điều tra mẫu đại diện.

– Dữ liệu từ các đánh giá cơ sở y tế và hệ thống báo cáo hành chính có thể dựa trên số lượng người lao động, bảng phân công nhiệm vụ, hồ sơ nhân sự, bảng trả lương, đăng ký của cơ quan quản lý y tế, hoặc tính toán từ các loại hồ sơ hành chính thường xuyên về nguồn nhân lực.

– Thông tin về nhân viên y tế nên được đánh giá thông qua các hồ sơ hành chính được báo cáo hàng năm, được xác nhận và điều chỉnh so với dữ liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số.

– Khó thu thập số liệu của các cơ sở y tế của các ngành khác trên địa bàn.

– Một số ngành nghề khác nhưng là nhân viên thuộc cơ sở y tế vẫn được tính là nhân lực của ngành y tế.

8

Chỉ tiêu liên quan – Tỷ lệ bác sỹ, dược sỹ đại học, điều dưỡng trên 10.000 dân

Chỉ tiêu 7: Số sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường đại học, cao đẳng thuộc khối ngành khoa học sức khỏe trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 7: Số sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường đại học, cao đẳng thuộc khối ngành khoa học sức khỏe trên 100.000 dân

1

Mã chỉ số 0202

2

Tên Quốc tế Graduation rate from health professional institutions

[per 100,000 population]

3

Mục đích/ ý nghĩa – Đánh giá nguồn nhân lực y tế hàng năm

– Lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế.

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là toàn bộ số nhân lực y tế mới kết thúc chương trình đào tạo trong năm từ các trường Đại học, cao đẳng thuộc khối ngành khoa học sức khỏe bao gồm: Các trường Y, các trường dược, Y tế công cộng, y học dự phòng… cả trường công lập và trường tư trên 100.000 dân
Tử số

– Tổng số sinh viên tốt nghiệp từ tất cả các trường Đại học, cao đẳng thuộc khối ngành khoa học sức khỏe trong toàn quốc trong năm

Mẫu số

– Dân số trung bình năm báo cáo

Dạng số liệu

– Tỷ suất

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ hàng năm của Bộ Giáo dục đào tạo

– Báo cáo hàng năm của Cục khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc; Tỉnh/Thành phố

– Bậc đào tạo (cao đẳng/đại học)

– Chuyên ngành đào tạo

7

Khuyến nghị/bình luận – Lưu ý đây chỉ là chỉ tiêu nói lên số sinh viên tốt nghiệp các trường thuộc khối khoa học sức khỏe, không phải tất cả số sinh viên tốt nghiệp này sẽ là những người làm trong hệ thống y tế.

8

Chỉ tiêu liên quan – Số cán bộ y tế trên 100.000 dân.

Chỉ tiêu 8: Số cơ sở y tế trên 10.000 dân

Chỉ tiêu 8: Số cơ sở y tế trên 10.000 dân

1

Mã chỉ số 0301

2

Tên Quốc tế Health facility density

3

Mục đích/ ý nghĩa – Số cơ sở y tế trên 10.000 dân là một chỉ tiêu hữu dụng để đánh giá việc cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo đơn vị (như bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế).

– Đây cũng là chỉ tiêu đánh giá sự phân bố các cơ sở y tế trong phạm vi toàn quốc và từng tỉnh.

– Làm cơ sở cho việc quy hoạch mạng lưới y tế và phân bố các nguồn lực cho hoạt động cung cấp dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

4

Khái niệm/định nghĩa – Là tổng số số cơ sở y tế hiện có trên 10.000 dân của một khu vực.

– Cơ sở y tế là các cơ sở cung cấp dịch vụ, quản lý, đào tạo thuộc lĩnh vực y tế… được các cấp có thẩm quyền ký quyết định thành lập; quản lý, bao gồm các cơ sở: phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý nhà nước về y tế, các doanh nghiệp dược và trang thiết bị y tế thuộc Bộ Y tế, các Bộ ngành khác và các địa phương quản lý (kể cả các cơ sở y tế tư nhân, liên doanh).

  – Cụ thể bao gồm: Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, các viện nghiên cứu Y, Dược, các trường Y – Dược, các Trung tâm y tế dự phòng, phòng chống các bệnh xã hội, Chăm sóc SKSS…. nhà hộ sinh khu vực, phòng khám bệnh, Trạm y tế xã/phường/thị trấn, phòng y tế quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, văn phòng sở y tế, các vụ cục, phòng ban thuộc văn phòng Bộ Y tế và các cơ sở y tế thuộc các Bộ, ngành khác quản lý, các cơ sở y tế tư nhân, liên doanh có giấy phép hành nghề.
Tử số

– Tổng số cơ sở y tế của một khu vực tại một thời điểm nhất định

Mẫu số

– Dân số trung bình của khu vực tại thời điểm đó

Dạng số liệu

– Tỷ số

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ hàng năm từ cơ sở y tế – Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

– Điều tra cơ sở y tế 2 năm/lần – Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Y tế.

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc; Tỉnh/Thành phố

– Tuyến: Trung ương, tỉnh, huyện, xã.

– Loại cơ sở: bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế, trạm y tế…

– Loại hình (công/tư).

7

Khuyến nghị/bình luận – Kích thước/quy mô của cơ sở y tế có thể khác nhau đáng kể và ảnh hưởng đến việc so sánh.

– Phải rất thận trọng khi so sánh mật độ các cơ sở y tế giữa các địa bàn với nhau, các cơ sở y tế thường tập trung nhiều ở khu vực trung tâm, thành thị hoặc thành phố lớn.

– Nên lưu ý thu thập đầy đủ dữ liệu về các cơ sở y tế tư nhân.

– Hiện tại ở nhiều địa phương phòng y tế quận/huyện do Ủy ban nhân dân quản lý nhưng lại có chức năng nhà nước về y tế nên vẫn được coi là cơ sở y tế.

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Số cán bộ y tế trên 10.000 dân

2. Tỷ số giường bệnh/10.000 dân

Chỉ tiêu 9: Số giường bệnh trên 10.000 dân

Chỉ tiêu 9: Số giường bệnh trên 10.000 dân

1

Mã chỉ số 0302

2

Tên Quốc tế Hospital bed density

3

Mục đích/ ý nghĩa – Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân của từng khu vực, loại hình, từng tuyến, địa phương và cả nước.

– Làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và phân bổ kinh phí, nhân lực đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

– Giúp so sánh giường, bệnh, khả năng cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên Thế Giới.

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là số giường bệnh trên 10.000 dân của một khu vực (Không bao gồm giường bệnh tại TYT xã)

– Với cơ sở y tế công có 2 khái niệm:

o Giường kế hoạch: Là giường được phân cho các cơ sở khám chữa bệnh lấy từ nguồn ngân sách nhà nước.

o Giường thực tế: Là tổng số giường thực tế của cơ sở y tế tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng cung cấp dịch vụ thực tế của bệnh viện, là cơ sở y tế để điều chỉnh kế hoạch giường bệnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

– Đối với y tế tư nhân: Giường bệnh là số giường được ghi trong giấy phép hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh.

Tử số

– Tổng số giường bệnh thuộc một khu vực tại một thời điểm nhất định

Mẫu số

– Dân số trung bình của khu vực tại thời điểm đó

Dạng số liệu

– Tỷ số

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ hàng năm từ cơ sở y tế – Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

– Điều tra cơ sở y tế 2 năm/lần – Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố

– Tuyến

– Loại cơ sở.

– Loại hình (công, tư)

– Giường thực kê/giường kế hoạch

7

Khuyến nghị/bình luận – Khi sử dụng/phân tích chỉ tiêu này cần lưu ý đến các địa phương có bệnh viện Trung ương và bệnh viện của ngành.

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Số cơ sở y tế trên 10.000 dân

2. Công suất sử dụng giường bệnh

3. Số ngày điều trị trung bình

Chỉ tiêu 10: Số cơ sở bán lẻ thuốc trên 10.000 dân

Chỉ tiêu 10: Số cơ sở bán lẻ thuốc trên 10.000 dân

1

Mã chỉ số 0303

2

Tên Quốc tế Phamarcy density

3

Mục đích/ ý nghĩa – Chỉ tiêu này nhằm cung cấp thông tin về hệ thống cung ứng lẻ thuốc ở các địa phương và đáp ứng nhu cầu cung ứng thuốc cho hoạt động phòng và điều trị bệnh cho người dân.

– Làm cơ sở cho việc quy hoạch mạng lưới bán lẻ thuốc và quy định địa bàn hoạt động và phạm vi kinh doanh của một số loại hình bán lẻ thuốc.

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là các cơ sở bán lẻ thuốc cho người dân được các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trên 10.000 dân. Cơ sở bán lẻ thuốc có thể là công lập hoặc tư nhân.

  Tử số

– Tổng số cơ sở bán lẻ thuốc trong một khu vực ở một thời điểm

Mẫu số

– Dân số trung bình của khu vực trong thời điểm đó

Dạng số liệu

– Tỷ số

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ
Các cuộc điều tra

– Điều tra cơ sở bán lẻ thuốc – Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố

– Loại hình (công/tư)

7

Khuyến nghị/bình luận – Nhiều cơ sở khám chữa bệnh cũng bán lẻ thuốc cho dù không có chức năng bán thuốc nên sự ước tính thường thấp hơn thực tế.

– Nên tính thêm cơ sở bán lẻ thuốc theo 2.000 dân để phục vụ cho mục đích của Thông tư 43 về quy định mạng lưới cơ sở.

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Số cơ sở y tế/100.000 dân

2. Số giường bệnh/100.000 dân

Chỉ tiêu 11: Tỷ lệ trạm y tế xã/phường có bác sỹ

Chỉ tiêu 11: Tỷ lệ trạm y tế xã/phường có bác sỹ

1

Mã chỉ số 0304

2

Tên Quốc tế CHCs with doctor [%]

3

Mục đích/ ý nghĩa – Chỉ tiêu này hỗ trợ việc đánh giá chất lượng của các trạm y tế xã/phường của các vùng và các địa phương trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều trị cho người dân.

– Chỉ tiêu này cũng được sử dụng để đánh giá việc thực hiện 10 tiêu chí quốc gia của các TYT xã/phường nhằm đưa dịch vụ y tế có kỹ thuật cao đến gần dân nhằm tăng hiệu quả chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.

  – Đồng thời chỉ tiêu này cũng cung cấp cơ sở dữ liệu ban đầu cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo và phân bổ nhân lực y tế cho y tế cơ sở đặc biệt là y tế xã.

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là số trạm y tế xã/phường có bác sỹ tính trên 100 trạm y tế xã/phường của một khu vực tại thời điểm báo cáo.
Tử số

– Số TYT xã/phường của một khu vực có có tối thiểu một bác sỹ thời điểm báo cáo.

Mẫu số

– Tổng số TYT xã/phường, của khu vực tại thời điểm báo cáo

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ hàng năm từ cơ sở y tế – Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố;

– Thành thị/Nông thôn

7

Khuyến nghị/bình luận – Nên tính thêm chuyên ngành của bác sỹ nhằm đánh giá chất lượng trạm TYT xã/phường vì nếu là các bác sỹ chuyên khoa sâu sẽ không phát huy được năng lực công tác tại trạm y tế xã/phường

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Tỷ lệ trạm y tế xã phường có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi

2. Tỷ lệ xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế

Chỉ tiêu 12: Tỷ lệ trạm y tế xã/phường có hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi

Chỉ tiêu 12: Tỷ lệ trạm y tế xã/phường có hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi

1

Mã chỉ số 0305

2

Tên Quốc tế CHS with midwife or assistant doctor [%]

3

Mục đích/ ý nghĩa – Đánh giá trình độ chuyên môn về chăm sóc bà mẹ trẻ em, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các vùng, các địa phương.

– Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu chiến lược về nhân lực trạm y tế cho các năm tiếp theo

– Làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo và phân bổ nhân lực y tế cho y tế cơ sở đặc biệt là tuyến xã

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là số trạm y tế xã/phường có hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi tính trên 100 trạm y tế xã/phường của một khu vực tại thời điểm báo cáo
Tử số

– Số trạm y tế xã/phường có hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi thuộc một khu vực tại thời điểm báo cáo

Mẫu số

– Tổng số TYT xã/phường của khu vực đó trong cùng thời điểm

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ hàng năm từ cơ sở y tế – Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

6

Phân tổ chủ yếu – Tỉnh/thành phố

7

Khuyến nghị/bình luận – Hiện nay phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm phần lớn dân số Việt Nam, việc chăm sóc tốt sức khỏe cho đối tượng này là đã chăm sóc sức khỏe cho phần lớn dân số.

– Hộ sinh và y sỹ sản nhi tại trạm y tế là lực lượng lao động quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bà mẹ trẻ em. Mục tiêu phấn đấu là tăng nữ hộ sinh có trình độ từ trung học trở lên. Các phân tích nên quan tâm đến phân theo trình độ của hộ sinh ví dụ: trung cấp, cao đẳng, đại học…

8

Chỉ tiêu liên quan – Tỷ lệ trạm y tế xã phường có bác sỹ

– Tỷ lệ xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã

Chỉ tiêu 13: Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế thôn bản hoạt động

Chỉ tiêu 13: Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế thôn bản hoạt động

1

Mã chỉ số 0306

2

Tên Quốc tế: Villages with village health worker [%]

3

Mục đích/ ý nghĩa – Chỉ tiêu này hỗ trợ việc đánh giá độ bao phủ và chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh ban đầu và đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu về nhân lực y tế tại thôn bản

– Làm cơ sở xây dựng các chính sách, kế hoạch đào tạo và phân bổ nhân viên y tế thôn bản

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là số thôn bản có nhân viên y tế thôn bản hoạt động tính trên 100 thôn bản của một khu vực tại thời điểm báo cáo
Tử số

– Tổng số thôn bản có nhân viên y tế thôn bản hoạt động trong một khu vực tại thời điểm báo cáo

Mẫu số

– Tổng số thôn bản của khu vực trong cùng thời điểm

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ hàng năm từ cơ sở y tế – Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

6

Phân tổ chủ yếu – Tỉnh/Thành phố

7

Khuyến nghị/bình luận – Số lượng nhân viên y tế thôn bản luôn có sự thay đổi. Trình độ của các nhân viên y tế giữa các khu vực và tỉnh khá chênh lệch.

– Ở Việt Nam, ngành y tế luôn cố gắng củng cố và duy trì đội ngũ y tế thôn bản cho dù thù lao và chế độ đãi ngộ cho lực lượng này còn thấp so với khối lượng công việc được giao đặc biệt ở vùng cao, vùng khó khăn nên số lượng cán bộ y tế thôn bản thường không ổn định

– Trình độ nhân viên y tế thôn bản cũng rất khác nhau, một số thôn bản tuy có nhân viên y tế nhưng trình độ rất hạn chế thậm chí có thể chưa qua khóa đào tạo về y tế thôn bản

8

Chỉ tiêu liên quan – Tỷ lệ xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã

Chỉ tiêu 14: Tỷ lệ thôn bản có cô đỡ thôn bản được đào tạo tối thiểu 6 tháng

Chỉ tiêu 14: Tỷ lệ thôn bản có cô đỡ thôn bản được đào tạo tối thiểu 6 tháng

1

Mã chỉ số 0307

2

Tên Quốc tế Villages with trained village-based midwife [%]

3

Mục đích/ ý nghĩa – Chỉ tiêu này hỗ trợ việc đánh giá tính tiếp cận và chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh ban đầu và đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu về nhân lực y tế tại thôn bản

– Làm cơ sở xây dựng các chính sách, kế hoạch đào tạo và phân bổ nhân viên y tế thôn bản

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là số thôn bản có cô đỡ thôn bản được đào tạo tối thiểu 6 tháng tính trên 100 thôn bản của một khu vực tại thời điểm báo cáo.
Tử số

– Tổng số thôn bản có cô đỡ thôn bản được đào tạo tối thiểu 6 tháng trong một khu vực tại thời điểm báo cáo

Mẫu số

– Tổng số thôn bản của khu vực trong cùng thời điểm

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ hàng năm từ cơ sở y tế- Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

6

Phân tổ chủ yếu – Tỉnh/Thành phố

7

Khuyến nghị/bình luận – Số cô đỡ tại thôn bản luôn có sự thay đổi ngoài ra trình độ chuyên môn của các cô đỡ khá chênh lệch giữa các vùng và tỉnh ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Tỷ lệ xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế

2. Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế thôn bản hoạt động

Chỉ tiêu 15: Tỷ lệ xã/phường đạt Tiêu chí quốc gia về y tế

Chỉ tiêu 15: Tỷ lệ xã/phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế

1

Mã chỉ số 0308

2

Tên Quốc tế Communes fulfilling national commune health criteria [%]

3

Mục đích/ ý nghĩa – Đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân của trạm y tế tuyến xã

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là số trạm y tế xã/phường đạt được 10 tiêu chí quốc gia về y tế xã tính trên 100 trạm y tế xã của một khu vực tại thời điểm báo cáo (Tiêu chí quốc gia về y tế xã theo Quyết định số 3447/QĐ-BYT ban hành ngày 22/11/2011) 10 tiêu chí Quốc gia về y tế xã:

1. Xã hội hóa chăm sóc, bảo vệ và công tác truyền thông giáo dục

2. Vệ sinh phòng bệnh

3. Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng

4. Y học cổ truyền

5. Chăm sóc sức khỏe trẻ em

6. Chăm sóc sức khỏe sinh sản

7. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

8. Nhân lực và chế độ chính sách

9. Kế hoạch và tài chính cho trạm y tế

10. Thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

Tử số

– Tổng số xã/phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã thuộc một khu vực trong một năm xác định

Mẫu số

– Tổng số xã/phường của khu vực đó trong cùng thời điểm

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo giám sát hàng năm từ cơ sở y tế – Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố

7

Khuyến nghị/bình luận – Tiêu chí quốc gia về y tế xã bao gồm 10 tiêu chí cần phải đạt được và việc duy trì đạt 10 tiêu chí qua thời gian sẽ rất khó khăn. Có thể cân nhắc tính số xã đạt từng đạt chuẩn y tế trong 10 chuẩn trước đây.

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ

2. Tỷ lệ trạm y tế xã có nữ hộ sinh/y sỹ sản nhi

3. Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế thôn bản hoạt động

4. Tỷ lệ thôn bản có cô đỡ được đào tạo tối thiểu 6 tháng

Chỉ tiêu 16: Chỉ tiêu đánh giá hệ thống thông tin y tế theo 26 tiêu chí được WHO khuyến nghị

Chỉ tiêu 16: Chỉ tiêu đánh giá hệ thống thông tin y tế theo 26 tiêu chí được WHO khuyến nghị

1

Mã chỉ số 0401

2

Tên Quốc tế Health information system performance index [%]

3

Mục đích/ ý nghĩa – Chỉ tiêu này nhằm đánh giá hệ thống thông tin y tế theo 6 cấu phần thông qua đánh giá định tính

4

Khái niệm/ định nghĩa – Chỉ tiêu này đánh giá 26 tiêu chí theo khuyến nghị của WHO bao gồm

1. Có các điều tra về y tế và tần suất điều tra (5 tiêu chí được đánh giá);

2. Đăng ký sinh tử (3 tiêu chí)

3. Tổng điều tra dân số (1 tiêu chí)

4. Hệ thống báo cáo của các cơ sở y tế (7 tiêu chí)

5. Theo dõi nguồn lực hệ thống y tế (4 tiêu chí)

6. Khả năng phân tích, tổng hợp và xác nhận của dữ liệu y tế (6 tiêu chí).

  Tử số
Mẫu số
Dạng số liệu

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ
Các cuộc điều tra

– Đánh giá chuyên biệt hàng năm – Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Y tế

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

7

Khuyến nghị/bình luận – Việt Nam chưa có đánh giá nào theo tiêu chí này, trong báo cáo JAHR có chỉ số: số năm niên giám muộn nhưng những báo cáo gần đây lại không đề cập đến.

– Báo cáo đánh giá nên theo tiêu chí của WHO khuyến nghị.

8

Chỉ tiêu liên quan – Các chỉ tiêu thuộc các cấu phần khác

Chỉ tiêu 17: Chỉ tiêu đánh giá và điều hành chính sách (Policy index) theo 10 quy trình được WHO khuyến nghị

Chỉ tiêu 17: Chỉ tiêu đánh giá và điều hành chính sách (Policy index) theo 10 quy trình được WHO khuyến nghị

1

Mã chỉ số 0501

2

Tên Quốc tế Rules-based Policy index [%]

3

Mục đích/ ý nghĩa – Chỉ tiêu này dùng để đánh giá trách nhiệm giải trình của chính phủ thông qua các quy định hiện hành.

– Đây là chỉ tiêu đầu vào, chưa đánh giá được việc thực hiện thực tế như thế nào.

– So sánh sự điều hành của chính phủ để đánh giá kế hoạch 5 năm của ngành y tế và điều chỉnh cho giai đoạn tiếp theo.

4

Khái niệm/ định nghĩa – Các chỉ tiêu đánh giá và điều hành chính sách theo 10 quy trình chính thức được đánh giá theo khuyến nghị của WHO

  – Có 03 tiêu chí đánh giá: 1) có ban hành không? 2) Có cập nhật không? 3) Có phù hợp quốc tế không? Khi cả 3 tiêu chí này đạt mới cho 1 điểm.

– Mỗi kỳ đánh giá chọn ra 10 chính sách, ví dụ chọn 10 chính sách trong kế hoạch5 năm của ngành y tế để đánh giá. Nếu đã tốt thì giai đoạn sau chọn các chính sách khác để tiếp tục đánh giá.

Tử số
Mẫu số
Dạng số liệu

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Các văn bản hành chính (chính sách, chiến lược và kế hoạch)

– Luật pháp và quy định

Bộ Y tế chịu trách nhiệm báo cáo chỉ tiêu này hàng năm, các văn bản chính sách sẽ được chỉnh sửa dựa trên kế hoạch chiến lược phát triển 5 năm

Các cuộc điều tra

– Đánh giá chuyên biệt hàng năm – Vụ Kế hoạch – Tài chính Bộ Y tế (Báo cáo JAHR)

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

7

Khuyến nghị/bình luận – Đây là chỉ tiêu đầu vào, không dựa vào việc thực hiện thực tế thường được đo lường bằng các chỉ tiêu đầu ra của ngành y tế và mức độ hài lòng của khách hàng

8

Chỉ tiêu liên quan – Các chỉ tiêu kết quả (sức khỏe) chịu tác động của chính sách

Chỉ tiêu 18: Số lượt khám bệnh trên 10.000 dân

Chỉ tiêu 18: Số lượt khám bệnh trên 10.000 dân

1

Mã chỉ số 0601

2

Tên Quốc tế Outpatient utilisation rate [visits per capita]

3

Mục đích/ ý nghĩa – Đánh giá tình hình sức khỏe và kết quả hoạt động khám chữa bệnh của cơ sở y tế các tuyến.

– Làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cho việc khám chữa bệnh

4

Khái niệm/ định nghĩa – Một lượt khám bệnh là một lần người bệnh được thầy thuốc thăm khám về lâm sàng hoặc kết hợp với cận lâm sàng nhằm mục đích chẩn đoán bệnh hoặc điều trị.

Một số quy định cụ thể:

□ Sau khi khám một chuyên khoa, nếu cần phải gửi người bệnh khám thêm các chuyên khoa khác thì mỗi lượt khám một chuyên khoa được tính là một lượt khám bệnh.

□ Trong trường hợp nhiều thầy thuốc chuyên khoa cùng hội chẩn trước người bệnh thì chỉ tính là một lượt khám.

□ Trong trường hợp người bệnh khám một chuyên khoa nhiều lần trong ngày thì cũng chỉ tính một lượt khám bệnh.

□ Trong trường hợp người bệnh điều trị ngoại trú thì lượt khám đầu tiên cũng như những lần khám theo hẹn của y, bác sỹ đều được tính là một lượt khám bệnh.

– Nếu người bệnh đến phòng khám chỉ để thực hiện các phương pháp điều trị theo chỉ định của các y, bác sỹ thì không tính là lượt khám bệnh. Mọi chăm sóc của điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên… đều không được tính là lượt khám bệnh.

Tử số

– Tổng số lượt khám bệnh thuộc một khu vực trong một năm xác định

Mẫu số

– Dân số trung bình của khu vực đó trong năm

Dạng số liệu

– Tỷ số

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo hàng năm của cơ sở y tế – Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

– Điều tra mức sống hộ gia đình 2 năm/lần

6

Phân tổ chủ yếu – Tỉnh/thành phố

– Tuyến (Bệnh viện Trung ương, tỉnh, huyện)

– Loại bệnh viện (đa khoa, chuyên khoa, y học cổ truyền, điều dưỡng…)

– Loại hình (công/tư)

– Trẻ em < 6 tuổi

– Thẻ bảo hiểm y tế (có/không)

– Nhóm tuổi (< 15; 15 – 59; 60+)

– Giới tính (nam/nữ)

7

Khuyến nghị/bình luận – Cần lưu ý thu thập số liệu từ khối bệnh viện tư.

– Xác định số lượt khám bệnh tương đối phức tạp

– Báo cáo định kỳ hiện tại của cơ sở y tế khó tách BHYT cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi

8

Chỉ tiêu liên quan – Số lượt người bệnh điều trị nội trú trên 10.000 dân

Chỉ tiêu 19: Số lượt người bệnh điều trị nội trú trên 10.000 dân

Chỉ tiêu 19: Số lượt người bệnh điều trị nội trú trên 10.000 dân

1

Mã chỉ số 0602

2

Tên Quốc tế Inpatient admission rate [10,000 population]

3

Mục đích/ ý nghĩa – Đánh giá tình hình bệnh tật và chăm sóc sức khỏe của ngành y tế.

– Làm cơ sở cho việc quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh và phân bổ các nguồn lực phù hợp với nhu cầu của địa phương

4

Khái niệm/ định nghĩa – Lượt người điều trị nội trú là người bệnh sau khi đã làm các thủ tục nhập viện được vào nằm tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện từ 4 tiếng trở lên
Tử số

– Tổng số lượt người bệnh điều trị nội trú thuộc một khu vực trong một năm xác định

Mẫu số

– Dân số trung bình của khu vực đó trong năm

Dạng số liệu

– Tỷ suất

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ của cơ sở y tế – Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

– Đánh giá mức sống hộ gia đình 2 năm/lần

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố

– Vùng sinh thái

– Thẻ bảo hiểm y tế (có/không)

– Giới tính

– Nhóm tuổi (< 15; 15 – 59; 60+)

7

Khuyến nghị/bình luận – Lưu ý thu thập số liệu từ các bệnh viện tư

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Số lượt khám bệnh trên 10.000 dân

2. Số ngày điều trị trung bình của một đợt điều trị nội trú

3. Công suất sử dụng giường bệnh

Chỉ tiêu 20: Số ngày điều trị trung bình của 1 đợt điều trị nội trú

Chỉ tiêu 20: Số ngày điều trị trung bình của 1 đợt điều trị nội trú

1

Mã chỉ số 0603

2

Tên Quốc tế Average length of stay

3

Mục đích/ ý nghĩa – Đánh giá tình hình hoạt động và năng lực chuyên môn, góp phần đánh giá tình trạng bệnh tật của các cơ sở khám chữa bệnh tại các tuyến và các vùng.

– Làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch giường bệnh, nhân lực, kinh phí và trang thiết bị.

– Tính toán một số chỉ tiêu phục vụ xây dựng kế hoạch giường bệnh và phân bố nguồn lực

4

Khái niệm/ định nghĩa Ngày điều trị nội trú: Là một ngày trong đó, người bệnh được làm bệnh án nội trú, được hưởng ít nhất một trong các chế độ: theo dõi, chẩn đoán, điều trị hoặc chăm sóc.3

Số ngày điều trị nội trú = (ngày ra viện – ngày vào viện) + 1

– Trong trường hợp người bệnh vào viện đêm hôm trước và ra viện vào sáng hôm sau (từ 4 tiếng đến dưới 8 tiếng) chỉ được tính một ngày.

– Trong trường hợp người bệnh chuyển khoa trong cùng một bệnh viện và cùng một ngày mỗi khoa chỉ được tính 1/2 ngày.

– Ngày điều trị trung bình của một đợt điều trị nội trú: là số ngày trung bình của một người bệnh điều trị nội trú trong kỳ báo cáo của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc một khu vực

Tử số

– Tổng số ngày điều trị nội trú của một khu vực trong một năm xác định

Mẫu số

– Tổng số lượt người điều trị nội trú của khu vực đó trong cùng một năm

Dạng số liệu

– Số trung bình

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ hàng năm của cơ sở y tế – Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

6

Phân tổ chủ yếu – Tỉnh/Thành phố

– Tuyến (Bệnh viện Trung ương, tỉnh, huyện)

– Loại bệnh viện (đa khoa, chuyên khoa, y học cổ truyền, điều dưỡng…)

– Loại hình (công/tư)

– Trẻ em < 6 tuổi

7

Khuyến nghị/bình luận – Lưu ý thu thập số liệu từ các bệnh viện tư

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Số lượt người bệnh điều trị nội trú trên 10.000 dân

2. Công suất sử dụng giường bệnh (%)

3. Tỷ suất 10 bệnh/nhóm bệnh mắc cao nhất điều trị nội trú tại bệnh viện

4. Tỷ lệ tử vong theo 10 nguyên nhân cao nhất của các bệnh nhân nội trú tại bệnh viện

Chỉ tiêu 21: Công suất sử dụng giường bệnh

Chỉ tiêu 21: Công suất sử dụng giường bệnh

1

Mã chỉ số 0604

2

Tên Quốc tế Bed occupancy rate

3

Mục đích/ ý nghĩa – Làm cơ sở cho phân tích và đánh giá tình hình hoạt động công tác khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Đánh giá tình hình phân bố giường bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại các tuyến và các vùng

– Xây dựng kế hoạch phân bổ giường bệnh, nhân lực, kinh phí và trang thiết bị cho các năm tới

4

Khái niệm/ định nghĩa – Công suất sử dụng giường bệnh là tỷ lệ phần trăm sử dụng giường bệnh so với kế hoạch được giao của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở một tuyến trong một năm xác định.

– Có hai công thức tính:

o Công thức sử dụng giường kế hoạch

o Công suất sử dụng giường thực kê

Tử số

– Tổng số ngày điều trị nội trú thuộc một khu vực trong một năm xác định

Mẫu số

– Công suất sử dụng giường kế hoạch: Tổng số giường kế hoạch x 365 ngày

– Công suất sử dụng giường thực kê: Tổng số giường thực kê x 365 ngày

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ hàng năm của cơ sở y tế – Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố

– Tuyến (Bệnh viện Trung ương, tỉnh, huyện)

– Loại hình (công/tư)

7

Khuyến nghị/bình luận – Lưu ý thu thập số liệu từ các bệnh viện tư

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Số lượt người bệnh điều trị nội trú trên 10.000 dân

2. Số ngày điều trị trung bình của 1 đợt điều trị nội trú

Chỉ tiêu 22: Tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm y tế

Chỉ tiêu 22: Tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm y tế

1

Mã chỉ số 0605

2

Tên Quốc tế Health insurance coverage

3

Mục đích/ ý nghĩa – Đánh giá mức độ bao phủ của BHYT

– Xây dựng chính sách mở rộng diện bao phủ của BHYT

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là số người có thẻ BHYT tính trên 100 người dân của một khu vực trong một thời gian xác định
Tử số

– Tổng số người có thẻ BHYT của một khu vực trong một thời gian xác định

Mẫu số

– Dân số trung bình của khu vực đó trong cùng thời kỳ

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ hàng năm của bảo hiểm xã hội tỉnh.

– Báo cáo định kỳ hàng năm của Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

– Điều tra quần thể 2 năm/lần

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố

7

Khuyến nghị/bình luận – Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở, ban ngành có liên quan rà soát việc lập danh sách, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng được Ngân sách nhà nước mua thẻ BHYT để tránh trường hợp cấp trùng thẻ.

– Lưu ý đây là chỉ tiêu nói lên số người có thẻ BHYT chứ không phản ánh hiệu quả của thẻ BHYT do một số người có thẻ BHYT nhưng không sử dụng khi ốm đau

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Số lượt người bệnh điều trị nội trú trên 10.000 dân

2. Số ngày điều trị trung bình của 1 đợt điều trị nội trú

Chỉ tiêu 23: Tỷ lệ mẫu thuốc kém chất lượng trong các mẫu thuốc được hậu kiểm hàng năm

Chỉ tiêu 23: Tỷ lệ mẫu thuốc kém chất lượng trong các mẫu thuốc được hậu kiểm hàng năm

1

Mã chỉ số 0701

2

Tên Quốc tế Medicine samples quality compliance rate

3

Mục đích/ ý nghĩa – Giúp các nhà quản lý tăng cường sự kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo chất lượng thuốc trong dự phòng và điều trị bệnh cho bệnh nhân

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là số mẫu thuốc kém chất lượng trong 100 mẫu thuốc được hậu kiểm hàng năm
Tử số

– Tổng số các mẫu thuốc kém chất lượng trong năm

Mẫu số

– Tổng số mẫu thuốc được hậu kiểm trong năm

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ
Các cuộc điều tra

– Điều tra cơ sở y tế hàng năm, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

7

Khuyến nghị/bình luận – Đây chỉ là ước tính có được qua chọn mẫu

8

Chỉ tiêu liên quan – Số cơ sở bán lẻ thuốc trên 10.000 dân

Chỉ tiêu 24: Tỷ lệ người bệnh hài lòng với dịch vụ khám chữa bệnh

Chỉ tiêu 24: Tỷ lệ người bệnh hài lòng với dịch vụ khám chữa bệnh

1

Mã chỉ số 0702

2

Tên Quốc tế Patient satisfaction rate

3

Mục đích/ ý nghĩa – Đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh của hệ thống y tế.

– Giúp các nhà quản lý cải thiện dịch vụ khám chữa bệnh nâng cao sự hài lòng của người bệnh.

– Đánh giá sự hài lòng của người bệnh với dịch vụ của bệnh viện.

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là số người bệnh hài lòng với dịch vụ khám chữa bệnh trong tổng số người bệnh được khảo sát về sự hài lòng tại một thời điểm ở một khu vực xác định
Tử số

– Tổng số người bệnh hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh tại một thời điểm ở một khu vực xác định

Mẫu số

– Tổng số người bệnh được khảo sát về sự hài lòng cùng thời điểm tại khu vực đó

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ
Các cuộc điều tra

– Điều tra cơ sở y tế 3 năm/lần – Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

6

Phân tổ chủ yếu – Tỉnh/Thành phố

– Tuyến (Trung ương, Tỉnh, Huyện)

– Loại hình (công/tư)

7

Khuyến nghị/bình luận – Đánh giá sự hài lòng của người bệnh không đơn giản và mỗi một cá nhân người bệnh lại có các chuẩn về hài lòng khác nhau

8

Chỉ tiêu liên quan  

Chỉ tiêu 25: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trong bệnh viện

Chỉ tiêu 25: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trong bệnh viện

1

Mã chỉ số 0703

2

Tên Quốc tế Postoperative surgical infection rate

3

Mục đích/ ý nghĩa – Là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng chăm sóc sức khỏecủa bệnh viện.

– Là một chỉ tiêu trong đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện, môi trường bệnh viện.

– Giúp các nhà quản lý bệnh viện có kế hoạch cải thiện môi trường trong bệnh viện nhằm hạn chế sự ô nhiễm, nhiễm khuẩn bệnh viện.

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là số bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ trong 100 bệnh nhân được mổ tại bệnh viện trong một khoảng thời gian nhất định.

– Nhiễm trùng bệnh viện là một nhiễm trùng tại chỗ hay toàn thân do phản ứng với sự có mặt của tác nhân gây bệnh (hoặc độc tố của nó) mà nó chưa có mặt hoặc chưa được ủ bệnh lúc nhập viện.

– Nhiễm trùng vết mổ là bệnh lý xảy ra khi có sự tăng sinh của vi sinh vật gây bệnh tại vị trí rạch da hoặc niêm mạc được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật. Ngoài ra theo lâm sàng một vết mổ được xem là nhiễm khuẩn khi có mủ được phát hiện từ vết mổ đó. Định nghĩa này không đề cập đến vấn đề có hay không có vi sinh vật được phân lập từ vết thương, mặc dù đây là yếu tố giúp quyết định liệu pháp điều trị. Trong thực tế lâm sàng có từ 25 – 50% trường hợp vết thương nhiễm khuẩn nhưng không phân lập được vi sinh vật, ngược lại người ta vẫn có thể phát hiện được vi khuẩn từ các vết thương đã lành tốt. Vì vậy để chẩn đoán một vết thương có nhiễm khuẩn hay không nên dựa vào các triệu chứng lâm sàng và nhất là có sự hiện diện của mủ tại vết thương.

Tử số

– Tổng số bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vết mổ tại một khu vực trong một khoảng thời gian xác định

Mẫu số

– Tổng số người bệnh được phẫu thuật tại khu vực đó trong cùng khoảng thời gian

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ
Các cuộc điều tra

– Điều tra cơ sở y tế 3 năm/lần – Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.

6

Phân tổ chủ yếu – Tỉnh/Thành phố

– Tuyến (Trung ương, Tỉnh, Huyện)

– Loại hình (công/tư)

7

Khuyến nghị/bình luận – Là một trong nhiều chỉ tiêu về nhiễm khuẩn bệnh viện, nên phân loại theo cả tác nhân gây nhiễm khuẩn từ đó có thể có những giải pháp can thiệp tốt hơn nhằm hạn chế nhiễm khuẩn vết mổ.

8

Chỉ tiêu liên quan  

Chỉ tiêu 26: Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai

Chỉ tiêu 26: Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai

1

Mã chỉ số 0801

2

Tên Quốc tế Antenatal care coverage

3

Mục đích/ ý nghĩa – Chỉ tiêu này giúp đánh giá chất lượng chăm sóc trước sinh của một vùng, khu vực và quốc gia

– Là cơ sở cho việc tuyên truyền vận động các bà mẹ tăng cường kiểm tra sức khỏe trong thời kỳ có thai

– Khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ (theo khuyến cáo của WHO là ít nhất 4 lần trong cả thai kỳ) giúp thai phụ có thể được chăm sóc sức khỏe hiệu quả trong suốt thai kỳ

– Phản ánh tình hình thực hiện Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, Chiến lược toàn cầu và chăm sóc phụ nữ và trẻ em. Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.

4

Khái niệm/ định nghĩa 1. Phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ

– Là số phụ nữ đẻ đã được bác sỹ, y sĩ, hộ sinh hoặc điều dưỡng khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ thai nghén của lần đẻ này tính trên 100 phụ nữ đẻ của một khu vực trong kỳ báo cáo.

  – Lưu ý: Chỉ tính những lần đến khám vì lý do thai sản, không tính lần đến khám khi đã chuyển dạ đẻ hoặc khám các bệnh khác.

– Cụ thể 3 lần khám của 3 thời kỳ

o Lần khám 1: 3 tháng đầu (≤ 12 tuần)

o Lần khám 2: 3 tháng giữa (13 tuần đến đủ 26 tuần)

o Lần khám 3: 3 tháng cuối (≥ 27 tuần)

2. Phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần

– Là số phụ nữ đẻ đã được bác sỹ, y sĩ, hộ sinh hoặc điều dưỡng khám thai ít nhất 4 lần trong 3 thời kỳ của lần đẻ này tính trên 100 phụ nữ đẻ của một khu vực trong kỳ báo cáo.

o Lần khám 1: 8 – 12 tuần

o Lần khám 2: 24 tuần – 26 tuần

o Lần khám 3: 32 tuần

o Lần khám 4: 36 tuần – 38 tuần

Tử số

1. Khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ: Số phụ nữ đẻ được bác sỹ, y sỹ, hộ sinh, điều dưỡng khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ thai nghén của lần đẻ này của khu vực trong năm báo cáo

2. Khám thai ít nhất 4 lần: Số phụ nữ đẻ được bác sỹ, y sỹ, hộ sinh, điều dưỡng khám thai ít nhất 4 lần trong suốt thai kỳ của khu vực trong năm báo cáo.

Mẫu số

– Tổng số phụ nữ đẻ của khu vực đó trong cùng năm

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ hàng năm của cơ sở y tế – Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

– Điều tra cơ sở y tế

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố

– Vùng sinh thái

 

  – Nông thôn/Thành thị

– Dân tộc (kinh/khác).

– Loại hình (công/tư)

– Số lần khám (khám thai ít nhất 3 lần, khám thai ít nhất 4 lần trong 3 thời kỳ)

7

Khuyến nghị/bình luận – Việc nhận được chăm sóc khi mang thai không hoàn toàn đảm bảo rằng phụ nữ có thai sẽ nhận được tất cả các can thiệp nhằm cải thiện sức khỏe trong thai kỳ. Tuy nhiên phụ nữ mang thai được chăm sóc trước sinh ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ (gần đây theo khuyến nghị của WHO là 4 lần), sẽ tăng khả năng được tiếp cận với các can thiệp y tế thích hợp trong thời kỳ mang thai

– “Sai số nhớ lại”: có thể xảy ra khi người tham gia phỏng vấn có thể không nhớ thời điểm khám thai.

– “Sự khác biệt” có thể xảy ra khi so sánh hai nguồn số liệu khác nhau: số liệu từ các cơ sở y tế và số liệu được thu thập từ khảo sát hộ gia đình

– Nên phân tổ theo khu vực đồng bằng/miền núi vì khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trước sinh của hai khu vực này rất khác nhau.

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng đủ mũi vắc xin uốn ván

2. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ

3. Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân

4. Tỷ suất tử vong sơ sinh trên 1.000 trẻ đẻ sống

5. Tỷ số tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống

Chỉ tiêu 27: Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng đủ mũi vắc xin uốn ván

Chỉ tiêu 27: Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng đủ mũi vắc xin uốn ván

1

Mã chỉ số 0802

2

Tên Quốc tế Antenatal Care Tetanus Toxoid coverage

3

Mục đích/ ý nghĩa – Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng đủ mũi vắc xin uốn ván. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng của chăm sóc thai sản, đánh giá việc phòng ngừa uốn ván mẹ và uốn ván sơ sinh của một vùng, một địa phương cũng như đánh giá kết quả của Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

 

  – Người lập kế hoạch và nhà quản lý có thể sử dụng chỉ tiêu tiêm phòng uốn ván để theo dõi về chất lượng chăm sóc thai phụ trong thai kỳ và tính liên tục trong CSSK tại cấp huyện, xã. Nếu tỉ lệ này thấp, nguyên nhân gây ra cần phải được xác định, nguyên nhân có thể do thiếu vắc xin, do thai phụ không tiêm mũi nhắc lại, hay vì nguyên nhân nào đó

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là số phụ nữ đẻ trong kỳ báo cáo đã được tiêm phòng uốn ván từ 2 mũi trở lên tính trên 100 phụ nữ đẻ của một khu vực trong cùng thời kỳ.
Tử số

– Tổng số phụ nữ đẻ được tiêm ít nhất hai liều vắc xin phòng uốn ván trong giai đoạn mang thai thuộc một khu vực trong một năm xác định.

Mẫu số

– Tổng số phụ nữ đẻ của khu vực đó trong cùng năm.

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ hàng năm của cơ sở y tế – Chương trình Tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố;

– Nông thôn/Thành thị;

– Vùng sinh thái

– Dân tộc (kinh/khác)

7

Khuyến nghị/bình luận – Việc xác định tiêm vắc xin phòng uốn ván nên dựa vào thông tin theo dõi chăm sóc trước sinh để hạn chế sai số nhớ lại của phụ nữ đẻ.

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Tỷ suất tử vong sơ sinh trên 1.000 trẻ đẻ sống

2. Tỷ số tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống

3. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai

Chỉ tiêu 28: Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ

Chỉ tiêu 28: Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ

1

Mã chỉ số 0803

2

Tên Quốc tế Fully vaccinated coverage [< 1 year]

3

Mục đích/ ý nghĩa – Tỷ lệ bao phủ của tiêm chủng được sử dụng nhằm giám sát mức độ bao phủ của dịch vụ tiêm chủng và hướng dẫn phòng chống dịch bệnh

– Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của công tác tiêm chủng mở rộng, là căn cứ đánh giá tình hình phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe trẻ em của ngành Y tế.

– Cung cấp thông tin cho tuyên truyền, vận động cộng đồng quan tâm đến tiêm phòng một số bệnh nguy hiểm cho trẻ.

4

Khái niệm/ định nghĩa – Tiêm chủng đầy đủ là số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm (uống) đủ liều từng loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của Chương trình Tiêm chủng mở rộng tính trên 100 trẻ trong diện tiêm chủng của một vùng, một địa phương.

– Cụ thể là các loại vắc xin phòng bệnh trong chương trình Tiêm chủng mở rộng như sau:

□ 1 liều vắc xin BCG (phòng bệnh Lao)

□ 3 liều vắc xin phòng viêm gan B

□ 3 liều vắc xin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván

□ 3 liều vắc xin phòng bại liệt

□ 1 liều vắc xin phòng sởi.

– Các vắc xin này phải được sử dụng đúng độ tuổi, đúng thời điểm và theo đúng cách thức (tiêm, uống)

Tử số

– Số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh (Lao, bại liệt, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi) của một khu vực trong khoảng thời gian xác định

Mẫu số

– Tổng số trẻ em dưới 1 tuổi trong khu vực trong cùng thời gian

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ hàng năm của cơ sở y tế – Chương trình Tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố

– Loại vắc xin

7

Khuyến nghị/bình luận – Nên có các cuộc điều tra chuyên biệt để giám sát mức độ bao phủ của tiêm chủng do các loại vắc xin phải được cung cấp đúng lứa tuổi vào đúng thời điểm, địa điểm và cách thức sử dụng vắc xin (tiêm, uống).

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Tỷ suất tử vong trẻ em < 1 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống

2. Tỷ suất tử vong trẻ em < 5 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống

3. Tỷ lệ trẻ em < 15 tuổi mắc các bệnh có vắc xin tiêm chủng

4. Số trẻ em < 15 tuổi tử vong do các bệnh có vắc xin tiêm chủng

Chỉ tiêu 29: Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ

Chỉ tiêu 29: Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ

1

Mã chỉ số 0804

2

Tên Quốc tế Skilled birth attendant coverage

3

Mục đích/ ý nghĩa – Đánh giá mức độ tiếp cận dịch vụ và chất lượng chăm sóc thai sản của một khu vực và quốc gia.

– Là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và các hoạt động can thiệp

– Phản ánh tình hình thực hiện Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, Chiến lược toàn cầu về chăm sóc phụ nữ và trẻ em, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là số phụ nữ đẻ trong kỳ báo cáo được cán bộ y tế đã qua đào tạo về chăm sóc thai sản đỡ tính trên 100 phụ nữ đẻ của một khu vực trong cùng thời kỳ.

  * Người đỡ đẻ có kỹ năng: những đối tượng sau được coi là cán bộ có kỹ năng bao gồm bác sỹ chuyên khoa sản từ định hướng trở lên, hộ sinh trung cấp trở lên, y sỹ sản nhi, những cán bộ y tế khác đã được cấp chứng nhận đã được đào tạo liên tục về “người đỡ đẻ có kỹ năng” theo chương trình của Bộ Y tế.
Tử số

– Tổng số phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đã qua đào tạo về chăm sóc thai sản đỡ đẻ của một khu vực trong kỳ báo cáo

Mẫu số

– Tổng số phụ nữ đẻ của khu vực trong kỳ báo cáo

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ hàng năm của cơ sở y tế – Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

– Điều tra dân số

– Điều tra cơ sở y tế

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố

– Vùng sinh thái

– Dân tộc (kinh/khác)

– Loại cán bộ y tế (cán bộ y tế nói chung, người đỡ đẻ có kỹ năng)

7

Khuyến nghị/bình luận – Nên phân tổ theo khu vực đồng bằng/miền núi vì khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc trong sinh của phụ nữ đẻ ở các khu vực này là rất khác nhau.

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Tỷ số tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống

2. Tỷ suất tử vong sơ sinh trên 1.000 trẻ đẻ sống

Chỉ tiêu 30: Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh

Chỉ tiêu 30: Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh

1

Mã chỉ số 0805

2

Tên Quốc tế Postnatal care coverage

3

Mục đích/ ý nghĩa – Chăm sóc sau sinh nhằm phát hiện kịp thời các bất thường của bà mẹ và trẻ sơ sinh, cung cấp các dịch vụ dự phòng (kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng) và giáo dục sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, là một hoạt động hiệu quả nhằm giảm tử vong và nâng cao chất lượng chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

– Phản ánh tình hình thực hiện Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, Chiến lược toàn cầu về chăm sóc phụ nữ và trẻ em, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là số bà mẹ/trẻ sơ sinh được cán bộ y tế chăm sóc tại nhà từ khi sinh ra đến 7 ngày và từ khi sinh ra đến 42 ngày sau đẻ tại nhà tính trong 100 trẻ đẻ sống của một khu vực trong một thời gian xác định

– Trẻ sơ sinh là trẻ từ khi sinh ra cho đến 28 ngày tuổi ( ≤ 28 ngày tuổi).

– Cán bộ y tế khám cho mẹ, cho con hay cho cả mẹ và con đều được tính là một lần khám.

Tử số

– Tổng số đối tượng (có thể là bà mẹ/trẻ sơ sinh hoặc cả mẹ và trẻ sơ sinh) được chăm sóc sau sinh thuộc một khu vực trong năm xác định

Mẫu số

– Tổng số bà mẹ đẻ của khu vực đó trong cùng thời kỳ

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ hàng năm của cơ sở y tế – Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Bộ Y tế

Các cuộc điều tra

– Điều tra dân số

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố

– Vùng sinh thái

– Nông thôn/Thành thị

– Dân tộc (kinh/khác)

– Thời điểm (trong vòng 42 ngày/trong vòng 7 ngày)

7

Khuyến nghị/bình luận – Chỉ tiêu này đơn thuần tính bà mẹ/trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh, không tính đến chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ cần được kiểm soát thông qua các hoạt động giám sát hoặc các cuộc điều tra đặc biệt.

– Nên tập trung vào chỉ tiêu trong 7 ngày sau sinh

– Cần có sự kết nối giữa bệnh viện tuyến huyện trở lên với trạm y tế xã/phường.

– Nên phân tổ theo khu vực đồng bằng/miền núi vì khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sau sinh của phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh ở các khu vực này là rất khác nhau.

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Tỷ số tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống

2. Tỷ suất tử vong sơ sinh trên 1.000 trẻ đẻ sống

Chỉ tiêu 31: Tỷ lệ trẻ 0 – 59 tháng tuổi nghi ngờ viêm phổi được điều trị bằng kháng sinh

Chỉ tiêu 31: Tỷ lệ trẻ 0 – 59 tháng tuổi nghi ngờ viêm phổi được điều trị bằng kháng sinh

1

Mã chỉ số 0806

2

Tên Quốc tế Pneumonia treatment with antibiotics rate [< 5 years]

3

Mục đích/ ý nghĩa – Viêm phổi là nguyên nhân dẫn đến tử vong của 18% số trẻ tử vong dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Vì vậy, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị viêm đường hô hấp cấp (ARI) được cơ sở y tế điều trị kháng sinh phù hợp là chỉ tiêu chính cho việc can thiệp y tế và chăm sóc sức khỏe trẻ em kịp thời.

– Đây là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá Mục tiêu Thiên niên kỷ và chiến lược chăm sóc phụ nữ trẻ em toàn cầu.

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là số trẻ 0 – 59 tháng tuổi nghi viêm phổi và được điều trị bằng kháng sinh trong tổng số 100 trẻ 0 – 59 tuổi nghi viêm phổi của một khu vực tại một thời điểm xác định
Tử số

– Số trẻ dưới 5 tuổi nghi viêm phổi được điều trị bằng thuốc kháng sinh tại một khu vực trong một thời điểm xác định

  Mẫu số

– Tổng số trẻ dưới 5 tuổi nghi viêm phổi tại khu vực trong cùng thời điểm.

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ
Các cuộc điều tra

– Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam (MICS) 4 năm/lần – Tổng cục Thống kê

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố

– Vùng sinh thái

– Dân tộc (kinh/khác)

7

Khuyến nghị/bình luận – Cần lưu ý tới các yếu tố chủ quan trong xác định trường hợp nghi viêm phổi cũng như các yếu tố về thời tiết theo mùa (vì mắc ARI thường theo mùa) khi xem xét kết quả khảo sát.

– Quốc tế thường đề cập đến chỉ tiêu tỷ lệ trẻ viêm phổi được điều trị bằng kháng sinh.

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống

2. Tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống

Chỉ tiêu 32: Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y học cổ truyền và hiện đại

Chỉ tiêu 32: Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y học cổ truyền và hiện đại

1

Mã chỉ số 0807

2

Tên Quốc tế Traditional medicine treatment rate

3

Mục đích/ ý nghĩa – Chỉ tiêu này giúp đánh giá thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của nhân dân và tình hình kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền trong khám và điều trị bệnh. Ngoài ra đây cũng là một chỉ tiêu giúp đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí Quốc gia về y tế xã.

– Làm cơ sở cho việc phân bổ giường bệnh, kinh phí và nhân lực cho hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các cơ sở y tế của các tuyến.

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là tổng số người bệnh được khám và điều trị bằng y học cổ truyền hoặc y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại tính trên 100 người được khám và điều trị của một khu vực trong một thời gian xác định
Tử số

– Tổng số bệnh nhân được khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại thuộc một khu vực trong năm xác định

Mẫu số

– Tổng số người bệnh được khám và điều trị của khu vực đó trong cùng thời kỳ

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ hàng năm của cơ sở y tế – Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế.

Các cuộc điều tra

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố

– Tuyến

– Loại hình (công /tư)

7

Khuyến nghị/bình luận – Cần có các cuộc điều tra để thu thập số liệu về người bệnh điều trị nói chung và điều trị bằng y học cổ truyền nói riêng do số liệu báo cáo định kỳ còn chưa chính xác đặc biệt khu vực y tế tư nhân

 

  – Chỉ tiêu ước tính có thể thấp hơn thực tế do nhiều bệnh nhân được các thầy lang địa phương khám điều trị bằng y học cổ truyền nhưng không được ghi nhận, báo cáo qua các số liệu định kỳ.

8

Chỉ tiêu liên quan  

Chỉ tiêu 33: Tỷ lệ phụ nữ 30 – 54 tuổi được sàng lọc ung thư cổ tử cung

Chỉ tiêu 33: Tỷ lệ phụ nữ 30 – 54 tuổi được sàng lọc ung thư cổ tử cung

1

Mã chỉ số 0808

2

Tên Quốc tế Cervical Cancer screening rate [30 – 54 years]

3

Mục đích/ ý nghĩa – Sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp phát hiện người bệnh ở giai đoạn sớm từ đó làm tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị.

– Là chỉ tiêu giúp đánh giá kết quả của chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm.

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là số phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 54 được sàng lọc ung thư cổ tử cung ít nhất một lần trong tổng số 100 phụ nữ trong độ tuổi này tại một khu vực ở một thời gian xác định.
Tử số

– Số phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 54 được sàng lọc ung thư cổ tử cung ít nhất một lần tại một khu vực trong một thời gian xác định

Mẫu số

– Tổng số phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 54 tại khu vực trong khoảng thời gian đó

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ
Các cuộc điều tra

– Điều tra dân số chuyên đề 5 năm/lần, chương trình ghi nhận ung thư, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Vùng sinh thái

7

Khuyến nghị/bàn luận – Sàng lọc là một chương trình có hiệu quả cao trong giảm tỷ suất tử vong do ung thư cổ tử cung tuy nhiên đây là chương trình tốn kém và không được thực hiện thường xuyên. Nên lồng ghép với các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản.

– Có nhiều phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung: như VIA, PAP… mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng nên cũng cần xem xét đến các phương pháp sàng lọc cụ thể đã được thực hiện.

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Tỷ lệ phụ nữ trên 40 tuổi được sàng lọc ung thư vú

2. Tỷ suất mới mắc ung thư trên 100.000 dân

Chỉ tiêu 34: Tỷ lệ phụ nữ trên 40 tuổi được sàng lọc ung thư vú

Chỉ tiêu 34: Tỷ lệ phụ nữ trên 40 tuổi được sàng lọc ung thư vú

1

Mã chỉ số 0809

2

Tên Quốc tế Breast Cancer screenina rate [40+ years]

3

Mục đích/ý nghĩa – Sàng lọc ung thư vú giúp phát hiện người bệnh ở giai đoạn sớm từ đó làm tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị.

– Là chỉ tiêu giúp đánh giá kết quả của chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm.

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là số phụ nữ trong độ tuổi từ trên 40 được sàng lọc ung thư vú ít nhất một lần trong tổng số 100 phụ nữ trong độ tuổi này tại một khu vực ở một thời gian xác định.
Tử số

– Số phụ nữ trong độ tuổi trên 40 được sàng lọc ung thư vú ít nhất một lần tại một khu vực trong một thời gian xác định

Mẫu số

– Tổng số phụ nữ trong độ tuổi trên 40 tại khu vực trong khoảng thời gian đó

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ
Các cuộc điều tra

– Điều tra dân số 5 năm/lần, chương trình ghi nhận ung thư, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Vùng sinh thái

7

Khuyến nghị/bình luận – Sàng lọc là một chương trình có hiệu quả cao trong giảm tỷ suất tử vong do ung thư vú tuy nhiên đây là chương trình tốn kém và không được thực hiện thường xuyên.

– Các ước tính trong sàng lọc có thể cao hơn thực tế vì thường những phụ nữ thấy mình có nguy cơ, lo lắng về tình hình sức khỏe mới tham gia chương trình sàng lọc.

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi 30 – 54 được sàng lọc ung thư cổ tử cung.

2. Tỷ suất 10 bệnh/nhóm bệnh mắc cao nhất điều trị nội trú tại bệnh viện trong nhóm nữ

4. Tỷ lệ tử vong theo 10 nguyên nhân cao nhất của các bệnh nhân nội trú tại bệnh viện

5. Tỷ suất mới mắc ung thư trong 100.000 dân

Chỉ tiêu 35: Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị đặc hiệu nhằm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con

Chỉ tiêu 35: Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị đặc hiệu nhằm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con

1

Mã chỉ số 0810

2

Tên Quốc tế Antenatal ARV treatment rate

3

Mục đích/ ý nghĩa – Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng virus (ARV) là một chỉ tiêu nhằm đánh giá khả năng tiếp cận, hiệu quả các dịch vụ phòng chống HIV với phụ nữ ở Việt Nam.

– Đánh giá việc cung cấp dịch vụ điều trị ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV của một địa phương/vùng, quốc gia.

  – Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ điều trị ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV.

– Tuyên truyền, giáo dục tác dụng của việc điều trị ARV cho phụ nữ nhiễm HIV trong dự phòng lây truyền mẹ con.

4

Khái niệm/ định nghĩa – Là số phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị đặc hiệu nhằm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con của một khu vực trong tổng số 100 phụ nữ mang thai nhiễm HIV trong một thời điểm xác định
Tử số

– Số phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị đặc hiệu nhằm giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con của một khu vực trong một thời điểm xác định

Mẫu số

– Tổng số phụ nữ mang thai nhiễm HIV của khu vực trong thời điểm đó

Dạng số liệu

– Tỷ lệ phần trăm

5

Nguồn số liệu, đơn vị chịu trách nhiệm, kỳ báo cáo Số liệu định kỳ

– Báo cáo định kỳ hàng năm của cơ sở y tế – Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

Các cuộc điều tra

– Điều tra dân số: Điều tra hộ gia đình lồng ghép.

6

Phân tổ chủ yếu – Toàn quốc

– Tỉnh/Thành phố

7

Khuyến nghị/bình luận – Chỉ tiêu này chỉ phản ánh được số lượng phụ nữ mang thai đã xét nghiệm HIV, chứ không phản ánh được toàn bộ phụ nữ mang thai.

8

Chỉ tiêu liên quan 1. Số ca nhiễm HIV mới phát hiện trong năm trên 100.000 dân

2. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm tuổi từ 15 – 49 tuổi

DOWNLOAD VĂN BẢN GỐC TẠI ĐÂY 05_VBHN_BYT_2018_VNRAS

COPY VUI LÒNG GHI NGUỒN VNRAS.COM

LEAVE A REPLY
Please enter your comment!