Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Thanh Đại trang 113 – 116, tải bản PDF tại đây.
Còn gọi là bột chàm.
Tên khoa học Indigo pulverata levis.
Thanh đại (Indigo pulverata levis) là màu xanh chế từ nhiều cây khác nhau, chủ yếu là cây các cây sau đây:
1. Cây chàm (Indigofera tinctoria L.) thuộc họ Cánh bướm Fabaceae.
2. Nghể chàm (Polygonum tinctorium Lour) thuộc họ Rau răm Polygonaceae.
3. Cây chàm Strobilanthes cusia Bremek, (hay Strobilanthes flaccidifolius Nees), còn gọi là cây chàm mèo thuộc họ Ô rô Acanthaceae.
4. Một số cây khác chưa thấy ở nước ta như Isatis tinctoria L. Họ Chữ thập Brassicaceae và cây Isatis indigotica Fort, cũng thuộc họ Chữ thập Brassicaceae. ở đây chỉ giới thiệu một số cây đã gặp ở nước ta.
Mô tả cây
Cây chàm (Indigofera tinctoria L.) là một loại cây nhỏ, sống hàng năm, cao 50-70cm, cành non có lông ngắn trắng. Lá mọc so le, kép, dìa lẻ gồm 7-15 lá chét. Toàn lá dài 3-5cm, lá chét dài 1,5-1,8cm, khi lá khô có màu xanh lam.
Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá. Cánh hoa hình bướm, màu đỏ vàng. Quả dài chừng 2,5cm, trong chứa 5-12 hạt, hơi có hình lập phương
Cây nghề chàm (Polygonum tinctorium Lour) là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, thân cao 60- 90cm, nhẵn, màu hơi tía đỏ, có nhiều đốt dài. Lá mọc so le, cuống ngắn, phiến hình trứng dài, nguyên, soi lên sáng sẽ thấy những điểm trong do có các hạch. Khi khô, màu lá xanh lam, làm các gân lá nổi rõ.
Lá kèm phủ 1/5 đến 1/2 đốt gần như nhắn không có lông. Hoa mọc thành bông hình trụ, liên tục, tụ lại thành chùm ở kẽ lá hay đầu cành. Quả nhẵn, 3 cạnh hay hình thấu kính
Cây chàm mèo (Baphiacanthes cusia) là một cây nhỡ, lá bầu dục, hoa mọc thành bông, màu xanh, tím hồng hay trắng, 4 nhị (2 dài). Quả nang. Dùng để chế chàm nhuộm
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây chàm và cây nghể chàm được trồng ở nhiều nơi vùng núi nước ta, để chế thuốc nhuộm màu chàm. Thường cây chàm hay được trồng hơn. Cây này còn mọc hoang và được trồng ở Trung Quốc và một số nước khác như Malaixia, Ấn Độ, một số nước châu Mỹ, châu Phi. Thường người ta trồng chàm bằng hạt, vào các tháng 2- 5 và hái cây vào các tháng 6-8. Gốc còn lại sẽ này nữa và một tháng sau có thể hái lần thứ 2.
Cây nghề chàm cũng thu hái vào mùa thu, trước khi cây ra hoa.
Cách chế chàm tiến hành như sau:
Cây hải về còn tươi phải cho ngay vào thùng gỗ hoặc xây gạch. Có nơi chỉ tuổt lấy lá mà chế chàm còn thì bỏ cành. Đổ nước sạch vào rồi chờ cho lên men: Mùa nóng chỉ cần ngâm 2-3 ngày, mùa mát phải ngâm tới 5-6 ngày. Nhưng thường thời gian cho lên men này vào khoảng 12 giờ ở nhiệt độ 30°C. Sau đó gạn lấy nước và lọc qua sàng để loại bỏ bớt cọng lá. Cho vôi cục vào để kiềm hoa môi trường, thường 100kg cây chàm thì dùng 8-10kg vôi. Dùng cành cây hay que khuấy liên tục 4-6 giờ để oxy hóa. Dung dịch sẽ nổi bọt lên và ngả màu xanh lam (ta có thể dùng phèn để kết tủa màu chàm). Bột chàm được với ra, ép hết nước, cắt thành từng khúc nhỏ để phơi trong mát cho đến khô. Trong khi phơi có thể có mùi amoniac và mốc. Khi dùng, cạo lớp mốc đó đi.
Với lối dùng vôi cục của đồng bào miền núi, chàm lẫn nhiều tạp chất, cứ 100kg cày, được chừng 3kg chàm. Nhưng nếu làm cẩn thận, thì chỉ được từ 200-400g.
Tùy theo cách chế tạo, bột chàm hay thanh đại có độ tinh khiết khác nhau. Thường người ta xác định giá trị của thanh đại bằng cách định lượng indigotin. Loại tốt phải chứa từ 60-70% indigotin.
Thành phần hóa học
Trong cây chàm chưa có chất chàm ngay, mà lại chứa một glucozit gọi là indican. Khi thủy phân indican sẽ cho glucoza và indoxyl. Chất indoxyl này oxy hóa sẽ cho indigotin. Khi bị khử oxy trong môi trường kiềm, indigotin sẽ cho leucoindigo không có màu.
Chất indigotin có màu xanh lam sẫm, ánh tía, thăng hoa ở 290°, cho các tinh thể hình kim xanh lam, khi bốc hơi cho các khói lam tím. Indogitin không tan trong axit axetic lạnh, trong phenol v.v… và không tan trong nước, trong rượu và trong ête, hơi tan trong tinh dầu thông và dầu nhờn (chất béo).
Công dụng và liều dùng
Cây chàm ít được dùng, nhưng chàm hay được dùng làm thuốc.
Cây nghể chàm ngoài công dụng dùng để chế chàm ra, người ta còn dùng toàn cây này sắc uống chữa thổ huyết, nôn mửa, điên cuồng, ra thai hoặc dùng rễ trộn với xạ hương và hùng hoàng để chữa rắn cắn.
Thanh đại hay chàm ngoài công dụng làm thuốc nhuộm màu xanh lam, rất hay được dùng trong đồng y làm thuốc chữa sốt giải độc, viêm hạch hạnh nhân, cam tẩu mã, viêm lợi chảy máu…
Uống trong, người ta dùng với liều 2-6g. Dùng ngoài không có liều lượng.
Đơn thuốc có thanh đại
Bài thuốc chữa viêm lợi răng, chảy máu: Bạch phần (phèn chua) 40g, thanh đại 80g, hồng hoàng (asen sunfua As,S,) 2g, mai hoa băng phiến (bocneol) 2g. Tất cả tán bột, đựng trong lọ kín. Trước khi dùng, rửa sạch răng miệng bằng nước muối hay nước dưỡng khí, rồi bôi vào những chỗ lợi bị viêm nhiễm. Bởi thuốc xong, nên ngậm miệng trong 15 phút, nhổ bỏ nước bọt, sau đó súc miệng cho sạch. Ngày bởi 1 đến 2 lần sau bữa ăn. Thường sau 5 đến 7 ngày thấy kết quả (Khoa răng hàm mặt Viện quân y 6, dựa vào kinh nghiệm nhân dân).
Đơn thuốc chữa cam tẩu mã: Hoàng bá 12g, hoàng liên 16g, thanh đại 20g, đinh hương 12g, đại hồi 4g, nhân trung bạch 20g, phèn chua (bạch phàn) 12g. Cách chế như sau: Các vị hoàng liên, hoàng bá, đinh hương, đại hồi sấy khô, tán nhỏ, cuối cùng trộn nhân trung bạch và bạch phàn rồi thanh đại vào. Nếu bệnh nặng cần thêm ít xạ hương vào (chừng 1g). Vì xạ hương chóng bay, cho nên chỉ nên trộn ít một vào bột khi dùng thôi. Để lâu kém tác dụng.
Trước khi dùng, lấy bông chấm nước muối rửa sạch máu mủ chỗ răng lợi bị đau, rồi lấy thuốc đắp đầy vào chỗ răng lợi bị thủng.
Người lớn ngày đắp thuốc 3-4 lần, cách 3 giờ thay thuốc 1 lần. Trẻ con, trước khi đi ngủ đắp thuốc 1 lần, đêm dạy đắp lần nữa (kinh nghiệm nhân dân).
Đơn chữa viêm hạch hạnh nhân, yết hầu: Thanh đại 5g, hàn the 5g, tay ngưu hoàng 1g, băng phiến 0,5g. Tất cả tán nhỏ, khi dùng súc miệng sạch bôi thuốc vào chỗ đau.