Râu Ngô – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

126
Râu Ngô
Râu Ngô
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Râu Ngô trang 220-221 tải bản PDF tại đây.

Râu Ngô (Stigmata Maydis hay Styli et Stigmata Maydis) là vòi và núm phơi khô của hoa cây ngô (Zea mays L.) đã già và cho bắp. 

Râu ngô hái vào lúc ta thu hoạch ngô

Thành phần hóa học

Trong râu ngô có các chất xitosterol, stigmas- terol, chất dầu, tinh dầu, saponin, glucozit đẳng, vitamin C, vitamin K, chất nhảy và một số chất khác.

1g râu ngô chứa tới 1600 đơn vị sinh lý vitamin K.

Tỷ lệ muối kali trong râu ngô cũng cao: 20g râu ngô phơi khô chứa 0,028g canxi và 0,532g kali.

Tác dụng dược lý

  1. Râu ngô làm tăng lượng nước tiểu từ 3 tới 5 lần
  2. Râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng bilirubin trong máu cũng giảm. 

Lượng prothrombin trong máu tăng lên và do đó làm máu chóng đông.

Râu Ngô
Râu Ngô

Công dụng và liều dùng

Râu ngô là một vị thuốc dùng trong nhân dân từ lâu. Hiện nay khoa học đã chứng minh kinh nghiệm cổ truyền đó và được áp dụng trong các bệnh sau đây:

  1. Viêm túi mật, viêm gan với hiện tượng trở ngại bài tiết mật.

Có thể phối hợp với vitamin K để làm thuốc cầm máu,

  1. Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện, dùng trong các bệnh về tim, đau thận, tê thấp, sỏi thận.

Dùng dưới hình thức thuốc pha hoặc nấu sôi, hoặc chế thành cao lỏng. Ngày uống 10-20g râu ngô.

Có thể tự chế như sau:

Căn 10g râu ngô, cắt nhỏ, cho vào 1 bát nước (200ml) đun sôi, để nguội mà uống. Cứ 3-4 giờ uống 1-3 thìa xúp.

Nếu chế thành cao lỏng, đóng thành lọ 20g. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30-40 giọt trước bữa ăn.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!