Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Quýt-Trần Bì trang 384-385 tải bản PDF tại đây.
Còn gọi là Quyết, Hoàng Quyết, Trần Bì, Thanh Bì, Mandarinier (Pháp).
Tên khoa học Citrus deliciusae Tenore, Cit rus nobilis var. deliciosa Swigle.
Thuộc họ Cam Rutaceae
Cây quýt cho ta các vị thuốc sau đây:
- Trần bì (Pericarpium Citri deliciosa) là vỏ quýt phơi càng để lâu càng coi là quý và tốt. Trong nhân dân thường lưu truyền câu để chỉ rõ tầm quan trọng này:
Nam bất ngoại trần bì,
Nữ bất ly hương phụ
Có nghĩa là chữa bệnh cho nam giới không thể thiếu vị trần bì, chữa bệnh cho nữ giới không thể không dùng vị hương phụ.
- Quất hạch (Semen Ciri diliciosae) là hạt quýt phơi khô.
- Thanh bì (Pericarpium Citri immaturi) vỏ quả quýt còn xanh.
Mô tả cây
Quýt là một cây nhỏ, lá mọc so le, đơn, mép có răng cưa, vỏ có mùi thơm đặc biệt. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu hai đầu dẹt, màu vàng cam hay vàng đỏ, vỏ mỏng nhẫn hay hơi sần sùi, dễ bóc. Mùi thơm ngon, nhiều hạt
Phân bố, thu hái và chế biến
Được trồng ở khắp nơi trong nước ta. Nhiều nhất tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Nam Định, Hà Nam, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh vv…Tại Trung Quốc, ngoài cây cùng loài với quýt của ta, người ta còn trồng một số loài quýt khác và cũng cho vị trần bì và quất hạch như cây đại hồng cam (Citrus chachiensis hay Citrus nobilis var. chachiensis Wong), cây phúc quyết (Citrus tangeriana Hort et Tanaka hay Citrus reticulata var. deliciosa H. H. Hu) và cây châu quyết (Citrus erythrosa Tanaka hay Citrus reticulata Blanco var. erythrosa H. H. Hu). Ở Việt Nam, ngoài cây quýt ngọt, ta còn dùng vỏ nhiều loại cây quýt khác chưa ai xác định tên khoa học, như quýt giấy. quýt tàu, quýt nuốm v.v….
Thành phần hoá học
Trong quả quýt vỏ chiếm 22-22,5%; nước quýt 28-56%; hạt 1,3-2,5%; các thứ khác 0,3%.
Vỏ quả quýt còn tươi chứa tinh dầu 3,8% (2.000 đến 2.500 quả cho 1 lít tinh dầu), nước và thành phần bốc hơi được 61,25%; hesperidin C50H60O27, vitamin A, B và chừng 0,8% tro
Khi phơi khô để lâu như trần bì, chất gì tác dụng hiện chưa ai nghiên cứu.
Tinh dầu quýt là một chất lỏng màu vàng nhạt, có huỳnh quang xanh, mùi thơm để chịu. Tỷ trọng 0,853-0,858. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu quít là d-limonen, một ít xitrala, các andehyt nonylic và dexylic, chừng 1% metylanthranilatmetyl (do chất này tinh dầu có huỳnh quang và mùi thơm đặc biệt).
Trong nước quýt có đường 11,6%, axit xitric 25, vitamin C (25-40mg trong 100g), caroten. Hạt quýt chưa được nghiên cứu: Người ta mới chỉ định lượng độ tro chừng 0,2%.
Trong lá quýt cũng có chứa chừng 0,5% tinh dầu.
Công dụng và liều dùng
Ngoài công dụng của quả quýt trong thực phẩm, vỏ và lá quýt để chế tinh dầu, quýt còn là một vị thuốc rất quan trọng và rất thông dụng trong đông y và trong nhân dân.
Theo tài liệu cổ: Trần bì vị cay, đắng, tính ổn vào hai kinh tỳ và phế, hạt vị đắng tính bình, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng kiện tỳ, lý khí, táo thấp, hóa đờm. Tác dụng của lá cũng như hạt.
Trần bì là một vị thuốc chữa ăn uống không tiêu, ăn không ngon, nôn mửa, sốt rét, trừ đờm.
Liều dùng hàng ngày: 4-12g hay hơn.
Quất hạch chữa sa đi (thiên trụy, hòn dái sưng đau) ngày dùng 6-12g hay 16g
Nước quýt uống trong khi say rượu, giải khát, thêm vitamin bởi bố.
Lá mít hơ nóng đắp chữa đau bụng, họ, sưng vú. Có khi phơi khô sắc uống như vỏ quýt. Ngày dùng 6-12g.
Đơn thuốc có Trần Bì và Hạt Quýt
Thuốc giúp sự tiêu hoá:
Trần bì 0,5g; hoàng bá 0,3g; hoàng liên 0,3g; đảng sâm 0,3g; cam thảo 0,3g. Tất cả tán bột, trộn đều. Chia ba lần uống trong ngày.
Chữa ho mất tiếng:
Trần bì 12g, sắc với 200ml nước, còn 100ml cho thêm đường vào cho đủ ngọt, nhấp uống dần trong ngày.
Chú thích:
Trong đông y còn dùng vị thanh bì có khi là vỏ quả chưa chín của nhiều cây chi Citrais thuộc họ Cam quýt-Pericarpium Citri immaturi, có khi lại dùng quả non, tự nhiên rụng phơi khô-Fructus Citri immaturi cũng gọi là thanh bì. Trong thanh bì có lại còn chia như sau:
Quả con phơi khô: Gọi là thanh qua tử hay cả thanh bì. Quả trung bình bóc lấy vỏ phơi khô gọi là thanh bì. Quả to tự nhiên rụng, còn xanh đem đổ cho chín hoặc nhúng nước sôi, rồi dùng dao cắt làm 4 mảnh, nhưng không cắt rời nhau ra, các mảnh còn dính với nhau ở đầu, loại bỏ ruột đi, phơi khô gọi là tử hoa thanh bì.
Công dụng cũng như trần bì, liều lượng củng chừng 6-12g một ngày sắc hay tán bột uống.