Thông tư 30/2014/TT-BYT quy định khám bệnh chữa bệnh nhân đạo

1493
Quy định khám bệnh chữa bệnh nhân đạo
5/5 - (1 bình chọn)

Thông tư 30/2014/TT-BYT quy định khám bệnh chữa bệnh nhân đạo

BỘ Y TẾ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 30/2014/TT-BYT Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2014

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật hoạt động Chữ thập đỏ số 11/2008/QH12 ngày 12 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 03/2011/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hoạt động Chữ thập đỏ;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và phạm vi áp dụng
1. Thông tư này quy định về điều kiện, thẩm quyền, hồ sơ và thủ tục cho phép tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại Việt Nam.
2. Thông tư này không áp dụng đối với:
a) Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo do Bộ Quốc phòng tổ chức;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ tham gia khám bệnh, chữa bệnh cho đối tượng bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh có thu tiền dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo là hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí hoàn toàn cho người bệnh.
2. Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo là một nhóm nhân viên y tế trong nước, nước ngoài do cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài tổ chức để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo cho nhân dân.
3. Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động là đội khám bệnh, chữa bệnh do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo cho nhân dân ở những nơi có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc những nơi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và địa bàn khác khi có nhu cầu.
Điều 3. Hình thức tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được tổ chức theo một trong các hình thức sau đây:
a) Bệnh viện bao gồm bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền;
b) Phòng khám bệnh, chữa bệnh bao gồm phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, phòng chẩn trị y học cổ truyền;
c) Nhà hộ sinh;
d) Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng xét nghiệm;
đ) Cơ sở dịch vụ y tế bao gồm cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh.
2. Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước.
3. Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài.
4. Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động.
5. Cá nhân trong nước hoặc nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
Điều 4. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này phải đáp ứng đủ điều kiện về quy mô, cơ sở vật chất, tổ chức nhân sự, trang thiết bị y tế tương ứng với hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là Thông tư số 41/2011/TT-BYT) được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Y tế) cấp giấy phép hoạt động.
2. Biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ghi rõ là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
3. Có văn bản chứng minh có nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
Điều 5. Điều kiện cho phép hoạt động đối với đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động (sau đây viết tắt là đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước)
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
a) Trường hợp đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở này phải có giấy phép hoạt động theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại địa điểm khác thì địa điểm này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có nơi tiếp đón, buồng khám bệnh các chuyên khoa, buồng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu), buồng cấp cứu – lưu bệnh;
– Đáp ứng các điều kiện về kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
– Bảo đảm đủ điện, nước và các điều kiện khắc phục vụ việc khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
2. Điều kiện về nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là chứng chỉ hành nghề) với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề phù hợp với danh mục kỹ thuật chuyên môn mà đoàn đã đăng ký và đã có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng;
– Là lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo bằng y học cổ truyền.
b) Các thành viên khác của đoàn trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề. Trường hợp thành viên trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh thì phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với phạm vi chuyên môn được phân công;
c) Trường hợp có thực hiện cấp phát thuốc thì người cấp phát thuốc phải có bằng cấp chuyên môn tối thiểu là dược tá hoặc bác sỹ có chứng chỉ hành nghề.
3. Điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc:
a) Có đủ trang thiết bị y tế, hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
b) Trang thiết bị phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thuốc sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Thực hiện đúng các quy định về chuyên môn kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế hoặc các Bộ, ngành cho phép;
b) Nếu thực hiện phẫu thuật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lưu động như tàu bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô hoặc các phương tiện chuyên dụng di động khác phải có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại địa phương để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho người bệnh.
5. Nếu đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó đồng ý bằng văn bản.
6. Nếu đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại địa điểm khác ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đồng ý bằng văn bản.
Điều 6. Điều kiện cho phép hoạt động đối với đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài
Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài khi thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1, Điểm c Khoản 2 và các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 5 Thông tư này, còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận theo quy định tại Điều 22 Luật khám bệnh, chữa bệnh; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện quy định tại Điều 23 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
b) Là lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận theo quy định tại Điều 22 Luật khám bệnh, chữa bệnh nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo bằng y học cổ truyền; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện quy định tại Điều 23 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
2. Các thành viên khác của đoàn trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề. Thành viên của đoàn nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế cấp hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận quy định tại Điều 22 của Luật khám bệnh, chữa bệnh; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện quy định tại Điều 23 của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 7. Điều kiện cho phép đối với cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
a) Thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư này;
b) Trường hợp cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại địa điểm khác ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì địa điểm nơi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có nơi đón tiếp người bệnh, buồng khám bệnh chuyên khoa hoặc phòng tiêm chích, thay băng đối với dịch vụ tiêm chích, thay băng;
– Đáp ứng các điều kiện về kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
– Bảo đảm đủ điện, nước và các điều kiện khác phục vụ việc khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
2. Điều kiện về nhân sự:
Cá nhân là người trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận theo quy định tại Điều 22 của Luật khám bệnh, chữa bệnh; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
3. Điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc:
a) Có đủ dụng cụ y tế, hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cá nhân trong nước, nước ngoài đăng ký khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
b) Trang thiết bị phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thuốc sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề được cấp và phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật mà cá nhân trong nước, nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
5. Nếu cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó đồng ý bằng văn bản.
6. Nếu cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại địa điểm khác ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đồng ý bằng văn bản.
Điều 8. Thẩm quyền cấp giấy phép hoặc cho phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 38 Thông tư số 41/2011/TT-BYT.
2. Thẩm quyền cho phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo:
a) Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài tổ chức khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
b) Lãnh đạo Bộ, ngành cho phép cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài tổ chức khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
c) Giám đốc Sở Y tế cho phép cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài, đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động tổ chức khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Sở Y tế và tại các địa điểm khác trên địa bàn quản lý trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
Điều 9. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này bao gồm:
a) Hồ sơ theo quy định tại Điều 39 Thông tư số 41/2011/TT-BYT;
b) Văn bản chứng minh có nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
2. Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện theo quy định tại Điều 40 Thông tư số 41/2011/TT-BYT.
Điều 10. Hồ sơ, thủ tục cho phép cá nhân, đoàn trong nước, nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
1. Hồ sơ đề nghị cho phép Đoàn trong nước, nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo như sau:
a) Đơn đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Văn bản phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với đoàn trong nước, nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động;
c) Bản kê khai danh sách các thành viên tham gia khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
e) Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
g) Văn bản cho phép của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của người đứng đầu địa điểm nơi đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
h) Văn bản chứng minh nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
i) Riêng đối với Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động còn phải bổ sung quyết định thành lập đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
2. Hồ sơ đề nghị cho phép cá nhân trong nước, nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo như sau:
a) Đơn đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Văn bản cho phép của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của người đứng đầu địa điểm nơi cá nhân trong nước, nước ngoài dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
đ) Văn bản chứng minh nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
3. Hồ sơ đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được gửi như sau:
a) Cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài thuộc thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này gửi 01 bộ hồ sơ đến Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế hoặc đến Cục Quản lý y, dược cổ truyền đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền;
b) Cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài thuộc thẩm quyền quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ, ngành có liên quan;
c) Cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài thuộc thẩm quyền quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Y tế.
4. Trình tự xem xét cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo:
a) Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 8 của Thông tư này gửi cho tổ chức, cá nhân đề nghị khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trường hợp hồ sơ đề nghị cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo chưa hoàn chỉnh thì trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ (thời điểm tiếp nhận hồ sơ bổ sung được tính theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ), cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo để hoàn chỉnh, trong đó phải nêu cụ thể những tài liệu, nội dung nào cần sửa đổi, bổ sung;
c) Trong thời gian 10 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành công văn cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, nếu không cho phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2014.
Thông tư số 01/2002/TT-BYT của ngày 6 tháng 02 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 12. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.
2. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội kiện toàn tổ chức, nhân sự, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Chữ thập đỏ đang hoạt động theo đúng các quy định của Thông tư này;
b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Chữ thập đỏ.
3. Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn quản lý.
4. Các tổ chức, cá nhân thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo có trách nhiệm:
a) Chỉ được phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo sau khi có văn bản cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc đợt khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, tổ chức, cá nhân thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải gửi báo cáo kết quả hoạt động theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Bộ Y tế hoặc Sở Y tế hoặc Bộ, ngành đã cho phép tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để nghiên cứu, giải quyết./.

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng Thông tin điện tử);
– Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các tổ chức xã hội nhân đạo, Hội CTĐ VN;
– Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
– Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
– Y tế các Bộ, ngành;
– Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
– Lưu: VT, KCB (03b), PC(02b)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Xuyên

 

PHỤ LỤC 1

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BYT Ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……1.., ngày…. tháng …. năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CHO PHÉP TỔ CHỨC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO

Kính gửi:……………………………………………………….

………………………………………………………………..

Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện nay: 2…………………………………………………………………………………………….

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: ………….Ngày cấp:……….. Nơi cấp: …………….

Điện thoại: …………………………….. Email (nếu có): ……………………………………………..

Chứng chỉ hành nghề số: ……………………………..Nơi cấp: ……………………………………

xin gửi kèm theo đơn này 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:

1. Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của cá nhân; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn đối với cá nhân không thuộc diện phải có CCHN theo quy định của pháp luật KBCB £
2. Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo £
3. Văn bản phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật (nếu tổ chức đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo). £
4. Bản kê khai danh sách các thành viên tham gia đoàn khám bệnh, chữa bệnh £
5. Văn bản cho phép của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của người đứng đầu địa điểm nơi đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo; £
6. Quyết định thành lập đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (nếu do Hội chữ thập đỏ tổ chức); £
7. Văn bản chứng minh nguồn tài chính ổn định £

Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cho phép ……3…..được thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.

 

  Đại diện
(ký và đóng dấu nếu là tổ chức)

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BYT Ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

DANH SÁCH ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO

STT Họ và tên người hành nghề Số chứng chỉ hành nghề đã được cấp Phạm vi hoạt động chuyên môn Thời gian đăng ký khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo Vị trí chuyên môn
1
2
…..

 

  ….., ngày …. tháng ….năm ……
Người chịu trách nhiệm chuyên môn
(ký và ghi rõ họ, tên)

 

PHỤ LỤC 3

MẪU KẾ HOẠCH TỔ CHỨC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BYT Ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……….ngày    tháng    năm 20…

KẾ HOẠCH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO

PHN I. THÔNG TIN CHUNG:

– Địa điểm thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo: …………………1…………………….

– Thời gian: từ (ngày/tháng/năm) đến (ngày/tháng/năm)

– Dự kiến số lượng người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo : …………………..

– Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ cho đợt KBCB nhân đạo: …………………………………………

– Nguồn kinh phí:  ………………………………….2……………………………………………………

PHẦN II. PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, DANH MỤC KỸ THUẬT

  1. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
  2. Danh mục kỹ thuật:
TT Thứ tự kỹ thuật theo danh mục của Bộ Y tế Tên kỹ thuật Ghi chú
1
2
….

PHẦN III. DANH MỤC THUỐC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

  1. Danh mục thuốc:
Stt Tên hoạt chất (nồng độ/hàm lượng) Tên thương mại Đơn vị tính Số lượng Nơi sản xuất Số đăng ký Hạn sử dụng
1
2
  1. Danh mục trang thiết bị:
Stt Tên thiết bị Ký hiệu thiết bị (Model) Nước sản xuất Năm sản xuất Tình trạng hoạt động của thiết bị Số lượng
1
2

 

  ……., ngày ….. tháng ….năm ……
Người chịu trách nhiệm chuyên môn
(ký và ghi rõ họ, tên)

 

PHỤ LỤC 4

PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ĐỀ NGHỊ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BYT Ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

……1…..
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:         /PTN-..2 …. ……3……, ngày  tháng  năm 20…..

 

PHIẾU TIẾP NHẬN

Hồ sơ đề nghị khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………..

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………

Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………….

Đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo của ….4. ……bao gồm:

1. ………………………………………5…………………………………………………….. £
2. …………………………………………………………………………………………….. £
3. …………………………………………………………………………………………….. £
4. …………………………………………………………………………………………….. £
5. …………………………………………………………………………………………….. £
….. …………………………………………………………………………………………….. £

Ngày hẹn trả kết quả:  ………………………………………………………………………………………..

 

  NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ chức danh, họ và tên)

 

Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần: ngày tháng năm Ký nhận
Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần: ngày tháng năm Ký nhận
Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần: ngày tháng năm Ký nhận

 

PHỤ LỤC 5

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT – BYT Ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……, ngày    tháng    năm 20…..

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO

PHẦN 1. THÔNG TIN CHUNG:

  1. Địa điểm thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo: …………………1…………………….
  2. Thời gian: từ (ngày/tháng/năm) đến (ngày/tháng/năm)………………………………………….
  3. Tổng kinh phí hỗ trợ cho đợt KBCB nhân đạo: …………………………………………………..
  4. Nguồn kinh phí: ………………………….2……………………………………………………………

PHẦN II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

  1. Tổng số người hành nghề tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo (ghi cụ thể theo từng nhóm đối tượng người hành nghề: bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, Y sĩ, …)
STT Họ và tên người hành nghề Số chứng chỉ hành nghề đã được cấp Phạm vi hoạt động chuyên môn Thời gian đăng ký khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo Vị trí chuyên môn
1
2
  1. Trang thiết bị y tế và thuốc :

PHẦN III. KẾT QUẢ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH:

  1. Số lượng người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo:
TT Tên người bệnh Chẩn đoán Hướng điều trị
1
2
…….
  1. Tổng số kỹ thuật chuyên môn đã thực hiện:
TT Tên kỹ thuật theo danh mục của Bộ Y tế Số lượng Ghi chú
1
2
……
  1. Các tai biến xảy ra trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo (nếu có):
TT Họ và tên người bệnh Ghi cụ thể tai biến Phương án điều trị và xử lý tai biến
1
2
…..
  1. Đề xuất, kiến nghị (nếu có):

 

  ……, ngày ….. tháng …..năm ……
Người chịu trách nhiệm chuyên môn
(ký và ghi rõ họ, tên)

VĂN BẢN DẠNG WORD: 30_2014_TT_BYT_VNRAS

Quy định khám bệnh chữa bệnh nhân đạo

Thông tư 30/2014/TT-BYT quy định khám bệnh chữa bệnh nhân đạo

BỘ Y TẾ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 30/2014/TT-BYT Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2014

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật hoạt động Chữ thập đỏ số 11/2008/QH12 ngày 12 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 03/2011/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hoạt động Chữ thập đỏ;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và phạm vi áp dụng
1. Thông tư này quy định về điều kiện, thẩm quyền, hồ sơ và thủ tục cho phép tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại Việt Nam.
2. Thông tư này không áp dụng đối với:
a) Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo do Bộ Quốc phòng tổ chức;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ tham gia khám bệnh, chữa bệnh cho đối tượng bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh có thu tiền dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo là hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí hoàn toàn cho người bệnh.
2. Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo là một nhóm nhân viên y tế trong nước, nước ngoài do cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài tổ chức để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo cho nhân dân.
3. Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động là đội khám bệnh, chữa bệnh do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo cho nhân dân ở những nơi có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc những nơi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và địa bàn khác khi có nhu cầu.
Điều 3. Hình thức tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được tổ chức theo một trong các hình thức sau đây:
a) Bệnh viện bao gồm bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền;
b) Phòng khám bệnh, chữa bệnh bao gồm phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, phòng chẩn trị y học cổ truyền;
c) Nhà hộ sinh;
d) Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng xét nghiệm;
đ) Cơ sở dịch vụ y tế bao gồm cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh.
2. Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước.
3. Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài.
4. Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động.
5. Cá nhân trong nước hoặc nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
Điều 4. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này phải đáp ứng đủ điều kiện về quy mô, cơ sở vật chất, tổ chức nhân sự, trang thiết bị y tế tương ứng với hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là Thông tư số 41/2011/TT-BYT) được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Y tế) cấp giấy phép hoạt động.
2. Biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ghi rõ là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
3. Có văn bản chứng minh có nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
Điều 5. Điều kiện cho phép hoạt động đối với đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động (sau đây viết tắt là đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước)
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
a) Trường hợp đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở này phải có giấy phép hoạt động theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại địa điểm khác thì địa điểm này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có nơi tiếp đón, buồng khám bệnh các chuyên khoa, buồng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu), buồng cấp cứu – lưu bệnh;
– Đáp ứng các điều kiện về kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
– Bảo đảm đủ điện, nước và các điều kiện khắc phục vụ việc khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
2. Điều kiện về nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là chứng chỉ hành nghề) với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề phù hợp với danh mục kỹ thuật chuyên môn mà đoàn đã đăng ký và đã có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng;
– Là lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo bằng y học cổ truyền.
b) Các thành viên khác của đoàn trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề. Trường hợp thành viên trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh thì phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với phạm vi chuyên môn được phân công;
c) Trường hợp có thực hiện cấp phát thuốc thì người cấp phát thuốc phải có bằng cấp chuyên môn tối thiểu là dược tá hoặc bác sỹ có chứng chỉ hành nghề.
3. Điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc:
a) Có đủ trang thiết bị y tế, hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
b) Trang thiết bị phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thuốc sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Thực hiện đúng các quy định về chuyên môn kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế hoặc các Bộ, ngành cho phép;
b) Nếu thực hiện phẫu thuật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lưu động như tàu bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô hoặc các phương tiện chuyên dụng di động khác phải có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại địa phương để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho người bệnh.
5. Nếu đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó đồng ý bằng văn bản.
6. Nếu đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại địa điểm khác ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đồng ý bằng văn bản.
Điều 6. Điều kiện cho phép hoạt động đối với đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài
Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài khi thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1, Điểm c Khoản 2 và các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 5 Thông tư này, còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận theo quy định tại Điều 22 Luật khám bệnh, chữa bệnh; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện quy định tại Điều 23 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
b) Là lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận theo quy định tại Điều 22 Luật khám bệnh, chữa bệnh nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo bằng y học cổ truyền; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện quy định tại Điều 23 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
2. Các thành viên khác của đoàn trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề. Thành viên của đoàn nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế cấp hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận quy định tại Điều 22 của Luật khám bệnh, chữa bệnh; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện quy định tại Điều 23 của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 7. Điều kiện cho phép đối với cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
a) Thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư này;
b) Trường hợp cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại địa điểm khác ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì địa điểm nơi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có nơi đón tiếp người bệnh, buồng khám bệnh chuyên khoa hoặc phòng tiêm chích, thay băng đối với dịch vụ tiêm chích, thay băng;
– Đáp ứng các điều kiện về kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
– Bảo đảm đủ điện, nước và các điều kiện khác phục vụ việc khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
2. Điều kiện về nhân sự:
Cá nhân là người trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận theo quy định tại Điều 22 của Luật khám bệnh, chữa bệnh; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
3. Điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc:
a) Có đủ dụng cụ y tế, hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cá nhân trong nước, nước ngoài đăng ký khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
b) Trang thiết bị phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thuốc sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề được cấp và phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật mà cá nhân trong nước, nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
5. Nếu cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó đồng ý bằng văn bản.
6. Nếu cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại địa điểm khác ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đồng ý bằng văn bản.
Điều 8. Thẩm quyền cấp giấy phép hoặc cho phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 38 Thông tư số 41/2011/TT-BYT.
2. Thẩm quyền cho phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo:
a) Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài tổ chức khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
b) Lãnh đạo Bộ, ngành cho phép cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài tổ chức khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
c) Giám đốc Sở Y tế cho phép cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài, đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động tổ chức khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Sở Y tế và tại các địa điểm khác trên địa bàn quản lý trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
Điều 9. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này bao gồm:
a) Hồ sơ theo quy định tại Điều 39 Thông tư số 41/2011/TT-BYT;
b) Văn bản chứng minh có nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
2. Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện theo quy định tại Điều 40 Thông tư số 41/2011/TT-BYT.
Điều 10. Hồ sơ, thủ tục cho phép cá nhân, đoàn trong nước, nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
1. Hồ sơ đề nghị cho phép Đoàn trong nước, nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo như sau:
a) Đơn đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Văn bản phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với đoàn trong nước, nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động;
c) Bản kê khai danh sách các thành viên tham gia khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
e) Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
g) Văn bản cho phép của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của người đứng đầu địa điểm nơi đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
h) Văn bản chứng minh nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
i) Riêng đối với Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động còn phải bổ sung quyết định thành lập đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
2. Hồ sơ đề nghị cho phép cá nhân trong nước, nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo như sau:
a) Đơn đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Văn bản cho phép của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của người đứng đầu địa điểm nơi cá nhân trong nước, nước ngoài dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
đ) Văn bản chứng minh nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
3. Hồ sơ đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được gửi như sau:
a) Cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài thuộc thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này gửi 01 bộ hồ sơ đến Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế hoặc đến Cục Quản lý y, dược cổ truyền đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền;
b) Cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài thuộc thẩm quyền quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ, ngành có liên quan;
c) Cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài thuộc thẩm quyền quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Y tế.
4. Trình tự xem xét cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo:
a) Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 8 của Thông tư này gửi cho tổ chức, cá nhân đề nghị khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trường hợp hồ sơ đề nghị cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo chưa hoàn chỉnh thì trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ (thời điểm tiếp nhận hồ sơ bổ sung được tính theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ), cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo để hoàn chỉnh, trong đó phải nêu cụ thể những tài liệu, nội dung nào cần sửa đổi, bổ sung;
c) Trong thời gian 10 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành công văn cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, nếu không cho phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2014.
Thông tư số 01/2002/TT-BYT của ngày 6 tháng 02 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 12. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.
2. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội kiện toàn tổ chức, nhân sự, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Chữ thập đỏ đang hoạt động theo đúng các quy định của Thông tư này;
b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Chữ thập đỏ.
3. Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn quản lý.
4. Các tổ chức, cá nhân thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo có trách nhiệm:
a) Chỉ được phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo sau khi có văn bản cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc đợt khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, tổ chức, cá nhân thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải gửi báo cáo kết quả hoạt động theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Bộ Y tế hoặc Sở Y tế hoặc Bộ, ngành đã cho phép tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để nghiên cứu, giải quyết./.

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng Thông tin điện tử);
– Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các tổ chức xã hội nhân đạo, Hội CTĐ VN;
– Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
– Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
– Y tế các Bộ, ngành;
– Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
– Lưu: VT, KCB (03b), PC(02b)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Xuyên

 

PHỤ LỤC 1

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BYT Ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……1.., ngày…. tháng …. năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CHO PHÉP TỔ CHỨC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO

Kính gửi:……………………………………………………….

………………………………………………………………..

Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện nay: 2…………………………………………………………………………………………….

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: ………….Ngày cấp:……….. Nơi cấp: …………….

Điện thoại: …………………………….. Email (nếu có): ……………………………………………..

Chứng chỉ hành nghề số: ……………………………..Nơi cấp: ……………………………………

xin gửi kèm theo đơn này 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:

1. Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của cá nhân; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn đối với cá nhân không thuộc diện phải có CCHN theo quy định của pháp luật KBCB £
2. Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo £
3. Văn bản phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật (nếu tổ chức đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo). £
4. Bản kê khai danh sách các thành viên tham gia đoàn khám bệnh, chữa bệnh £
5. Văn bản cho phép của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của người đứng đầu địa điểm nơi đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo; £
6. Quyết định thành lập đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (nếu do Hội chữ thập đỏ tổ chức); £
7. Văn bản chứng minh nguồn tài chính ổn định £

Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cho phép ……3…..được thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.

 

  Đại diện
(ký và đóng dấu nếu là tổ chức)

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BYT Ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

DANH SÁCH ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO

STT Họ và tên người hành nghề Số chứng chỉ hành nghề đã được cấp Phạm vi hoạt động chuyên môn Thời gian đăng ký khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo Vị trí chuyên môn
1          
2          
…..          

 

  ….., ngày …. tháng ….năm ……
Người chịu trách nhiệm chuyên môn
(ký và ghi rõ họ, tên)

 

PHỤ LỤC 3

MẪU KẾ HOẠCH TỔ CHỨC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BYT Ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……….ngày    tháng    năm 20…

KẾ HOẠCH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO

PHN I. THÔNG TIN CHUNG:

– Địa điểm thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo: …………………1…………………….

– Thời gian: từ (ngày/tháng/năm) đến (ngày/tháng/năm)

– Dự kiến số lượng người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo : …………………..

– Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ cho đợt KBCB nhân đạo: …………………………………………

– Nguồn kinh phí:  ………………………………….2……………………………………………………

PHẦN II. PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, DANH MỤC KỸ THUẬT

  1. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
  2. Danh mục kỹ thuật:
TT Thứ tự kỹ thuật theo danh mục của Bộ Y tế Tên kỹ thuật Ghi chú
1      
2      
….      
       

PHẦN III. DANH MỤC THUỐC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

  1. Danh mục thuốc:
Stt Tên hoạt chất (nồng độ/hàm lượng) Tên thương mại Đơn vị tính Số lượng Nơi sản xuất Số đăng ký Hạn sử dụng
1              
2              
             
               
  1. Danh mục trang thiết bị:
Stt Tên thiết bị Ký hiệu thiết bị (Model) Nước sản xuất Năm sản xuất Tình trạng hoạt động của thiết bị Số lượng
             
1            
2            
           
             

 

  ……., ngày ….. tháng ….năm ……
Người chịu trách nhiệm chuyên môn
(ký và ghi rõ họ, tên)

 

PHỤ LỤC 4

PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ĐỀ NGHỊ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BYT Ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

……1…..
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:         /PTN-..2 …. ……3……, ngày  tháng  năm 20…..

 

PHIẾU TIẾP NHẬN

Hồ sơ đề nghị khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………..

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………

Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………….

Đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo của ….4. ……bao gồm:

1. ………………………………………5…………………………………………………….. £
2. …………………………………………………………………………………………….. £
3. …………………………………………………………………………………………….. £
4. …………………………………………………………………………………………….. £
5. …………………………………………………………………………………………….. £
….. …………………………………………………………………………………………….. £

Ngày hẹn trả kết quả:  ………………………………………………………………………………………..

 

  NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ chức danh, họ và tên)

 

Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần: ngày tháng năm Ký nhận
Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần: ngày tháng năm Ký nhận
Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần: ngày tháng năm Ký nhận

 

PHỤ LỤC 5

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT – BYT Ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……, ngày    tháng    năm 20…..

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO

PHẦN 1. THÔNG TIN CHUNG:

  1. Địa điểm thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo: …………………1…………………….
  2. Thời gian: từ (ngày/tháng/năm) đến (ngày/tháng/năm)………………………………………….
  3. Tổng kinh phí hỗ trợ cho đợt KBCB nhân đạo: …………………………………………………..
  4. Nguồn kinh phí: ………………………….2……………………………………………………………

PHẦN II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

  1. Tổng số người hành nghề tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo (ghi cụ thể theo từng nhóm đối tượng người hành nghề: bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, Y sĩ, …)
STT Họ và tên người hành nghề Số chứng chỉ hành nghề đã được cấp Phạm vi hoạt động chuyên môn Thời gian đăng ký khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo Vị trí chuyên môn
1          
2          
         
  1. Trang thiết bị y tế và thuốc :

PHẦN III. KẾT QUẢ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH:

  1. Số lượng người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo:
TT Tên người bệnh Chẩn đoán Hướng điều trị
1      
2      
…….      
       
  1. Tổng số kỹ thuật chuyên môn đã thực hiện:
TT Tên kỹ thuật theo danh mục của Bộ Y tế Số lượng Ghi chú
1      
2      
……      
       
  1. Các tai biến xảy ra trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo (nếu có):
TT Họ và tên người bệnh Ghi cụ thể tai biến Phương án điều trị và xử lý tai biến
1      
2      
…..      
       
  1. Đề xuất, kiến nghị (nếu có):

 

  ……, ngày ….. tháng …..năm ……
Người chịu trách nhiệm chuyên môn
(ký và ghi rõ họ, tên)

VĂN BẢN DẠNG WORD: 30_2014_TT_BYT_VNRAS

Quy định khám bệnh chữa bệnh nhân đạo

Ngày viết:
Vietnam Regulatory Affairs Society. Join us, VNRAS, feel free to contact. We'll provide you all information and regulatory affairs update related to products covered by the Ministry of Health of Vietnam (drug, vaccine, biological, pharmaceutical raw material, excipient, capsule, traditional medicine, herbal medicine, medical equipment, invitro diagnostic medical devices, cosmetic, food supplements, chemical and preparation for medical and household use).
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!