PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH BẰNG VÔ THỨC

1570
Phương pháp học tiếng Anh
5/5 - (1 bình chọn)

Vừa rồi, lớp CEO2 của mình có một chuyến đi qua Campuchia để giao thương với các anh chị doanh nhân bên đó. Và mình học được từ các anh chị bên đó là khả năng nói tiếng anh rất trôi chảy. Tò mò về cách nào mà họ giỏi như vậy, mình đã hỏi và câu trả lời nhận được rất bất ngờ: “Không phải là một thầy giáo dạy giỏi, cũng không phải là một phương pháp học hay, mà là niềm khao khát giỏi tiếng anh của chính người học”.

Phương pháp học tiếng Anh

Anh em chúng ta, những doanh nhân của thời đại công nghệ, của thế giới phẳng. Ắt hẳn sẽ phải sử dụng ngôn ngữ thứ 2 thứ 3. Vậy mọi người đã học tiếng anh như thế nào? Niềm khao khát ấy đã đủ lớn chưa?

Dưới đây là phần chia sẻ cách tự học của mình trong thời gian qua. Đến nay mình vẫn chưa giỏi nhưng có thể nghe và nói được sơ sơ. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho mọi người:

Bước 1: Bạn cần tìm 1 môi trường có nhiều người nước ngoài để bắt đầu. Vì sao vậy? Vì cách của mình là tự học bằng vô thức. Nghĩa là bạn ở trong môi trường đó bạn sẽ được THẤM tiếng anh từ từ.

Ví dụ group QTvKN của chúng ta là môi trường để học các kiến thức về kinh doanh và quản trị. Bạn có thấy rằng bạn của ngày hôm nay khác xa với bạn của vài tháng trước khi join vào group ko? Không biết ở đâu ra bạn có kiến thức về quản trị và khởi nghiệp…không biết từ bao giờ các thói quen xấu của bạn tự động triệt tiêu và thay vào đó là những động lực tích cực, hay những suy nghĩ rất mới. Đó là vô thức đã giúp bạn.

Nếu bạn có một người bạn là người nước ngoài. Họ sẽ nói tiếng anh ĐÚNG và TỰ NHIÊN. Bạn học từ cách người ta chat với bạn – lúc đó bạn sẽ biết đọc và biết ngữ pháp. Bạn học từ cách người ta nói chuyện với bạn – lúc đó bạn sẽ biết nghe và biết nói theo đúng giọng.

Bạn để ý nhé…nếu 1 đứa con của một cặp vợ chồng Việt sinh ra ở Mỹ – nó sẽ biết tiếng Mỹ chứ không biết tiếng Việt nếu bố mẹ không dạy. Mình sinh ra ở Daklak nhưng mình nói giọng pha 1 chút Nghệ An vì mình lớn lên ở 1 làng toàn là người Nghệ An. Lớn lên mình vào Sài gòn và nghe giọng miền nam nhiều – thế là lại lai lai 1 chút giọng miền nam. Mình chưa một ngày học nói 2 giọng đó mà…tại sao tự nhiên mình lại nói vậy nhỉ? Đó là vì vô thức.

Quay lại câu chuyện học tiếng anh. Bước thứ nhất túm lại là: Tìm 1 môi trường có người nói tiếng anh. Nếu tìm không ra thì cứ mở video clip trên youtube hoặc phim ảnh của Mỹ hoặc Anh (mình khuyên nên học giọng Mỹ). Sau đó ráng làm sao kết bạn với người nước ngoài rồi kết bạn. Hàng ngày chat chit với họ…dùng google translate từng từ bất kỳ lúc nào. Bạn search 1 chữ khoảng 5 – 10 lần -> từ đó sẽ thành của bạn. Đừng lười mà dịch nguyên đoạn văn nhé. Cứ search từng từ rồi ghép lại với nhau. Sau đó dịch khúc người bạn nước ngoài chat với bạn để hiểu được ý nghĩa. Cứ ráng như vậy hàng ngày…thường xuyên. Càng hạn chế nói tiếng Việt và càng tăng cường nói tiếng anh càng nhiều càng tốt.

Bước 2: So sánh với kiến thức trong sách vở dạy.

Bạn học theo cách tự nhiên là dùng vô thức. Nhưng bạn có biết vì sao câu đó người ta lại dùng quá khứ, câu đó người ta chia động từ -ed…câu kia người ta lại dùng V3 ko? Nếu chưa có nền tảng thì bạn nên quay về ngữ pháp 1 xíu…xem và liên hệ với những gì bạn thường tiếp nhận được từ người bạn nước ngoài kia. Kiến thức này hiện nay có rất nhiều sách dạy. Cứ ra nhà sách mua một cuốn về ngữ pháp căn bản là được ạ.

Bước 3: Ra khỏi vùng an toàn và thực hành.

Sau 1 thời gian chat chit dài trên mạng. Từ vựng bạn có rồi, ngữ pháp bạn biết rồi…giờ làm gì để bạn biết nói đây? Câu trả lời của mình là cố gắng diễn đạt ý bạn muốn nói. Không dùng cách này thì cách khác. Không phát âm được thì viết ra sau đó nghe xem người bạn nước ngoài của mình phát âm từ đó là gì…lặp lại theo vài lần cho biết đọc. Bạn sẽ thấy lúc đầu bạn nói chán lắm. SAI từa lưa hạt dưa – hoặc ấp a ấp úng…nhưng bạn làm vậy khoảng 1 tháng đi. Bạn sẽ có những chuyển biến không ngờ.

Quan trọng là bạn phải kiếm ra được 1 người bạn nước ngoài để trò chuyện. Hãy trò chuyện như thể đó là bạn của bạn. Đừng đưa ra mục đích tiếp cận họ để học tiếng anh. Vì nếu bạn không xem họ là bạn thì bạn sẽ không thể cứ có chuyện để nói với họ hoài. Theo kinh nghiệm của mình người nước ngoài rất thích nghe kể về Việt Nam, nhưng tips thường được sử dụng, những nơi bán đồ ăn ngon, những nơi mua sắm tin cậy…hay thậm chí là nói về xã hội của chúng ta, văn hoá của chúng ta…Họ rất thích thú và sẵn sàng nói chuyện với bạn từ ngày này qua tháng khác.

Bước 4: Sau khi bạn làm 3 bước này trong 1 khoảng thời gian và thấy trình độ mình tăng lên.

Bạn hãy book 1 chuyến đi du lịch nước ngoài vài ngày đến 1 tuần để tự thưởng. Trong thời gian đó bạn hãy enjoy môi trường mới, nói tiếng anh mọi lúc mọi nơi với người nước khác – Rồi nhìn về quá khứ của mình đi. Mất bao lâu để bạn nói, viết lưu loát như vậy? Mất bao lâu để bạn tự tin như vậy? Mình mất khoảng 2-3 tháng. Và cuộc đời mình đã hoàn toàn thay đổi. Mình tin bạn cũng làm được – và còn làm tốt hơn mình nhiều. Mình xin dùng 1 khúc chat của một người bạn của mình làm câu kết:

“Con người luôn phi thường và có thể đạt bất kể mục tiêu gì…Quan trọng nhất là họ phải trả lời được câu hỏi why? Tại sao bạn phải đạt được mục tiêu đó? Có hai loại động lực: 1-nỗi đau sẽ đẩy mình đi 2- niềm hạnh phúc và thành quả khi đạt được mục tiêu sẽ kéo mình tới…
Hãy tìm cho mình một nỗi đau đủ lớn hoặc hãy tưởng tượng ra viễn cảnh hạnh phúc! Bạn sẽ chinh phục bất kể mục tiêu gì…Và đó là điều kiện cần trước khi bạn bắt đầu học tiếng anh. Dù là phương pháp này hay phương pháp khác…”

Ngày viết:
Vietnam Regulatory Affairs Society. Join us, VNRAS, feel free to contact. We'll provide you all information and regulatory affairs update related to products covered by the Ministry of Health of Vietnam (drug, vaccine, biological, pharmaceutical raw material, excipient, capsule, traditional medicine, herbal medicine, medical equipment, invitro diagnostic medical devices, cosmetic, food supplements, chemical and preparation for medical and household use).
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!