Ích Trí Nhân (Cây Ích Trí, Ích Trí Tử) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

221
Ích Trí Nhân
Ích Trí Nhân
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Ích Trí Nhân trang 405-406 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Ích Trí, Ích Trí Tử.

Tên khoa học Alpinia oxyphylla Miq. 

Thuộc họ Gừng Zingiberaceae.

Ích trí nhân (Fructus Alpiniae oxyphyllae) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây ích trí (Alpinia oxyphylla Miq.).

Vì vị thuốc giúp ích tỳ vị cho nên có tên như thế

Mô tả cây

Ích trí là một loại cỏ sống lâu năm, cao 1,5- 2m, toàn cây có vị cay. Lá hình mác dài 17- 33cm, rộng 3-6cm. Cụm hoa hình chùm mọc ở đầu cành. Hoa màu trắng có đốm tím. Quả hình cầu, đường kính 1,5cm, khi chín có màu vàng xanh, hạt nhiều cạnh, màu nâu đen 

Ích Trí Nhân
Ích Trí Nhân

Phân bố, thu hái và chế biến

Chưa rõ ta có không. Hiện còn phải nhập. Tại Trung Quốc khai thác ở Quảng Đông, đảo Hải Nam. Vào tháng 7-8 hải quả về khi màu quả từ xanh chuyển sang hồng, phơi hay sấy khô. Phơi khổ chất lượng tốt hơn. Khi dùng loại bỏ vỏ quả.

Thành phần hóa học

Trong ích trí nhân có chừng 0,7% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là tecpen C10 H16, sesquitecpen C10H24 và sesquitecpenancola 

Năm 1958, hệ dược thuộc Viện y học Bắc Kinh đã thấy trong ích trí nhân có chừng 1,71% chất saponin.

Công dụng và liều dùng

Ích trí nhân mới thấy dùng trong phạm vi đông y. Tính vị của ích trí nhân theo đông y là vị cay, ôn, có tác dụng làm ấm thận, vị, cầm đi ỉa lỏng. Dùng làm thuốc chữa đái dầm, di mộng tinh, bổ dạ dày.

Đơn thuốc có Ích Trí Nhân dùng trong đông y 

Đêm đi tiểu nhiều lần: 20 hạt ích trí nhân, thêm vài hạt muối, sắc với 200ml nước, uống trước khi đi ngủ.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!