Huyết Lình – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

371
Huyết Lình
Huyết Lình
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Huyết Lình trang 951 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là lục linh.

Lình là tên tiếng Thổ của con khi, lục là nhau thai và huyết linh là máu chảy ra của con khi sau khi đẻ, phơi khô.

Thu hái và chế biến

Vào mùa khi đẻ, vào tháng 5-6 âm lịch (6-7 dương lịch) người ta đến những nơi núi đá ở những nơi khi hay ở và đi lại, tìm những mỏm núi đá là nơi khi hay ngôi sau khi đẻ để cạo lấy huyết đã khô đen. Có những mảng huyết động dày tới làm hay hơn.

Khi mới cao về đem phơi nắng hay sảy cho khô, cất vào lọ hay gói kín để chỗ khô ráo. Khi dùng thì sấy khô tán nhỏ. Tại những chợ vùng núi nước ta vào các tháng 8-9 dương lịch, người ta thường đem bán huyết linh dưới dạng cục nhỏ bằng đầu ngón tay màu đen nâu như màu bã cà phê mùi tanh, khi dùng cần tán nhỏ để ngâm rượu hay cho vào cháo mà ăn.

Huyết Lình
Huyết Lình

Thành phần hóa học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Soi kính hiển vì chỉ thấy toàn hồng cầu, có lớn các chất bản khác.

Công dụng và liều dùng

Huyết lình là một vị thuốc nhân dân hay dùng làm thuốc bổ máu cho phụ nữ sau khi đẻ, cho những người xanh xao gầy yếu, trẻ con gầy còm, chậm lớn, kém ăn. Dùng ngoài dưới hình thức ngàm rượu để xoa bóp làm thuốc giảm đau, trong những trường hợp đau nhức, ngã hay bị thương mà sưng đau.

Uống trong: ngày 1-2g huyết linh đã sấy khô tán nhỏ hay ngâm rượu. Nếu ngâm rượu cần hàm nóng lên trước khi uống để cho khỏi xanh.

Đơn thuốc có huyết linh dùng trong nhân dân

Chữa trẻ con chậm lớn, kém ăn

Huyết Tình sấy khô tán nhỏ, cho vào cháo nóng cho trẻ con ăn vào buổi sáng. Mỗi lần cho uống 1-2g. Dùng luôn trong 7-10 ngày.

Đơn thuốc này còn dùng cho phụ nữ sau khi đẻ bị xanh xao gầy yếu, mà không uống được rượu.

Thuốc xoa bóp khi đau ngã:

Huyết linh không kể liều lượng, cho vào ngâm càng đặc càng tốt, thường một phần huyết lình 5 phần rượu. Khi dùng ngâm nóng mà xoa bóp vào chỗ sưng đau. Có thể dùng để uống.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!