Cây Hương Nhu (Hương Nhu Trắng, Hương Nhu Tía, Hương Nhu Trung Quốc) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

623
Hương Nhu
Hương Nhu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hương Nhu trang 679-681 tải bản PDF tại đây.

Tên hương nhu hiện được dùng để chỉ nhiều vị thuốc khác nhau nhưng đều là những cây thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).

Ở Việt Nam có 2 loại cây hương nhu: Trắng và tía.

  1. Hương nhu tía (Herba Ocimi) là toàn cây trừ rễ phơi hay sấy khô của cây hương nhu (Ocimum sanctum L.). Còn có tên là é rừng hay é tía (miền Trung và miền Nam) hay che tak me (Cămpuchia).
  2. Hương nhu trắng (Herba Ocimi Gratissimi) là toàn cây trừ rễ phơi hay sấy khô của cây hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.) còn gọi là é lớn lá, húng giổi tía hay ling leak kranam (Cămpuchia).

Tại Trung Quốc, tên hương nhu lại dùng để chỉ:

  1. Hương nhu Trung Quốc (Herba Elsholtziae) là toàn cây trừ rễ phơi hay sấy khô của một loài kinh giới Elsholtzia patrini Garcke hay của một loài gần giống Elsholtzia haichowensis (xem kinh giới).

Hương là mùi thơm, nhu là mềm, vì cây có mùi thơm, lá mềm.

Mô tả cây

Cây hương nhu tía (Ocimum sanctum L.) là một loại cây nhỏ, sống hằng năm hoặc nhiều năm; có thể cao 1,5-2m. Thân và cành thường có màu tía, có lông quặp. Lá có cuống dài, thuôn hình mác hay hình trứng, dài 1-5cm, mép có răng cưa, 2 mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm, xếp thành từng vòng từ 6 đến 8 chiếc trên chùm, ít khi phân nhánh. Lá và hoa và ra có mùi thơm đinh hương.

Cây hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.) là một cây thường cao hơn loài trên. Lá mọc đối, có cuống, phiến lá dài 5-10cm, hình trứng nhọn, phía cuống thon, mép khía tai bèo hay có răng cưa thỏ: Trên gan chính của là có long. Hoa nhỏ mọc thành xim đơn 6 hoa, xếp thành chùm, đôi khi ở phía dưới có phân nhánh. Hạch nhỏ hình cầu. Hạt không nở và không có chất nhầy bao quanh khi cho vào nước.

Hương Nhu
Hương Nhu

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây hương nhu tía thường được trồng làm thuốc ở quanh nhà. Cây hương nhu trắng mọc hoang nhiều ở khắp nơi trong nước ta, nhiều nhất tại các tỉnh Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Hải Dương, Hưng Yên.

Còn được trồng ở Ấn Độ, Campuchia, Lào, Thái Lan, Philipin.

Trước đây ở nước ta chỉ trồng một ít để dùng làm thuốc. Khi cây đang ra hoa thì hải về, hải toàn cây, phơi khô trong mát để dùng làm thuốc. Gần đây, ta phát triển trống dùng loài hương nhu trắng (trồng và khai thác những cây mọc hoang) để cất tinh dầu dùng trong nước và xuất khẩu. Trồng bằng hạt, sau 6 tháng bắt đầu thu hoạch, vì nếu cứ để nguyên, cây sống lâu, thành cây bụi cho nên trồng một lần có thể thu hoạch nhiều năm.

Thành phần hoá học

Trong cây hương nhu trắng và hương nhu tía đều có tinh dầu, nhưng tỷ lệ tinh dầu trong cây hương nhu trắng cao hơn: 0,6-0,80%, hương nhu tía 0,2-0,3% (tươi). Tinh dầu có 2 phần, phần nhẹ hơn nước và phần nặng hơn nước, vị cay, phần nhẹ hơn nước (0,9746), độ sôi 243-244 °C.

Thành phần chủ yếu của tinh dầu hương nhu trắng hay tía là ogenola (45-70%), ngoài ra còn chừng 20% ête metylic của ogenola và 3% cacvacrola, o.xymen, p.xymen, camphen, limonen, α và β pinen. Chúng ta biết ơgenola là một vị thuốc rất cần thiết dùng trong nha khoa và trong việc tổng hợp chất vanilin.

Trong loại hương nhu Trung Quốc, có chừng 1% tinh dầu, trong tinh dầu thành phần chủ yếu là chất elsholtzia-xeton C10H14O2. và sesquitecpen.

Công dụng và liều dùng

Mặc dầu hương nhu của ta và hương nhu của Trung Quốc thuộc nguồn gốc khác nhau nhưng cùng một công dụng.

Theo đông y, hương nhu có vị cay, hơi ổn, vào 2 kinh phế và vị. Có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo, giảm sốt, lợi thấp hành thủy; dùng chữa cảm mạo, đầu nhức, bụng đau, miệng nôn, thủy thũng, đi ỉa lỏng, chảy máu cam.

Ngày dùng 3-8g. Những người âm hư và khí hư không dùng được.

Tây y hiện nay chưa dùng cây này làm thuốc. Thường chỉ cất tinh dầu chế ogenola dùng trong nha khoa và trong việc tổng hợp chất vanilin.

Đơn thuốc có hương nhu dùng trong nhân dân

  1. Chữa chứng hôi miệng:

Hương nhu 10g sắc với 200ml nước. Dùng súc miệng và ngậm.

  1. Trẻ con chậm mọc tóc:

Hương nhu 40g, sắc với 200ml nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn, bôi lên đầu.

  1. Cảm mạo từ thời

Hương nhu tán nhỏ, mỗi lần dùng 8g, pha với nước sôi hay dùng rượu hàm nóng mà chiêu thuốc. Ra mồ hôi được là khỏi.

  1. Cảm lạnh, phát sốt, thổ tả, nhức đầu, đau bụng, chân tay lạnh ngắt, buồn bực:

Hương nhu 500g, hậu phác tẩm gừng nướng 200g, bạch biển đậu sao 2.000g, tất cả 3 vị tán nhỏ trộn đều, mỗi lần dùng 10g pha với nước đun sôi mà uống. Có thể dùng tới 20g.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!