Hồng Hoa (Cây Rum) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

779
Cây hồng hoa
Cây hồng hoa
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Hồng Hoa trang 41- 42, tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là cây rum.

Tên khoa học Carthamus tinctorius L.

Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae).

Người ta thường dùng hồng hoa (Flos Carthami) là hoa phơi hay sấy khô của cây hồng hoa (hoa màu hồng do đó có tên hồng hoa).

Mô tả cây

Cây thuộc thảo, cao 0,60-1m hay hơn, không có lông, thân trắng có vạch dọc. Lá mọc so le không có cuống, mép có răng cưa nhọn. Cụm hoa gồm những đầu họp lại thành ngù. Hoa màu đỏ cam đẹp, lá bắc có gai. Quả bế có bốn cạnh lỗi nhỏ dài 6-7mm, rộng 4-5mm

Phân bố thu hái và chế biến

Cây này được trồng ở Việt nam, trước đây nhiều nhất ở Hà Giang. Hiện nay đang nghiên cứu phát triển nhiều nơi. Khi hái phải hái vào đúng lúc hoa có màu hồng và lúc hoa đủ tuổi, nhiều hoạt chất, phơi trong mát.

Vị thuốc Hồng Hoa - Thuốc quý của chị em phụ nữ
Vị thuốc Hồng Hoa – Thuốc quý của chị em phụ nữ

Thành phần hoá học

Trong hồng hoa có chừng 0,3-0,6% chất gluxit gọi là cactamin (carthamin) C,H,O (một sắc tố màu hồng). Ngoài ra còn chứa một sắc tố màu vàng C24H30O15, tan trong nước và rượu. Dung dịch nước cất dễ bị phân giải. Cactamin là một chất có tinh thể màu đỏ khi tác dụng HCl lạnh sẽ cho isocactamin, thuỷ phân sẽ cho glucoza và cactamidin.

Tác dụng dược lý

1. Nước sắc hồng hoa thí nghiệm trên tử cung cô lập và không có lập của chuột, thỏ, mèo, chuột bạch và chó thấy có tác dụng kích thích lâu dài. Đối với ruột của những con vật đó, cũng có tác dụng kích thích nhưng thời gian ngắn hơn.

2. Nước sắc hồng hoa hạ thấp huyết áp của chó và mèo, làm tăng sự co bóp của tim, cơ nhỏ mạch máu thận và co cơ trơn phế quản của chuột bach.

3. Lưu Thiệu Quang (Trung Quốc) có thể nghiệm tác dụng cao lỏng hồng hoa lên tử cung cô lập của chó, mèo, nhận xét thấy dù tử cung của con vật có thai hay không, đều có tác dụng làm tăng sự co giãn, cuối cùng thì không co giãn được nữa. Nếu rửa thuốc đi tử cung trở lại bình thường.

Liều độc của cactamin đối với thỏ là 20-75mg/ kg thể trọng, đối với mèo là 80-85mg/kg thể trọng.

Công dụng và liều dùng

Tính vị theo đông y: Vị cay, ấm, vào hai kinh tâm và can. Có tác dụng phá ứ huyết, sinh huyết mới, chữa kinh nguyệt bế tắc, sản hậu ứ huyết, thai chết trong bụng. Còn có tác dụng giải nhiệt ra mồ hôi. Phàm không ứ, trẻ không được dùng.

1. Trong đông y hồng hoa dùng chữa kinh nguyệt không đều, bệnh thấy kinh đau bụng, bệnh kinh nguyệt xấu, bệnh mất kinh (amenorrhee), bệnh khí hư, viêm dạ con, viêm buồng trứng, có khi dùng uống cho ra thai chết trong bụng. Còn dùng trong bệnh viêm phổi và viêm dạ day.

Liều dùng trung bình mỗi ngày 3-8g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

2. Gia vị, làm thuốc nhuộm màu vàng đỏ, dùng làm nguyên liệu chế màu vàng đỏ không độc để làm thuốc nhuộm hay nhuộm thức ăn.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!