Hạt Sẻn (Hoa Tiêu, Cây Sưng, Cây Hoàng Lực) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

548
Hạt Sẻn
Hạt Sẻn
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Hạt Sẻn trang 369-370 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Hoa Tiêu, Hoa Tiêu Thích, Sơn Hồ Tiêu Thích, Ba Tiêu, Sưng, Hoàng Lực, Dã Hoa Tiêu, Lưỡng Diện Châm, Lưỡng Phù Chẩm, Xuyên Tiêu.

Tên khoa học Zanthoxylum nitidum DC. (Fagara piperita Lour.).

Thuộc họ Cam Rutaceae.

Hạt sen hay hoa tiêu (Fructus Zanthoxyli) là quả phơi hay sấy khô của cây sưng hay cây hoàng lực.

Mô tả cây

Cây sưng có nhiều cành dài 1-2m, có thể dài tới 15m, đường kính thân có thể tới 15cm, cành màu đỏ nhạt, trên cành và cuống lá có những gai ngắn, dẹt, quay về phía dưới. Lá kép lông chim lẻ, có 2 đến 3 đôi lá chét mọc đối. Mặt dưới và mặt trên của gần chính đều có gai, do đó đã có tên lưỡng diện châm (hai mặt có gai). Hoa mọc thành chùm hay chùm xim đơm (glomérule) riêng lẻ hay tập trung ở kẽ lá. Quả có 1 đến 5 mảnh vỏ, thường là 3 tụ họp ở quanh trục, mặt ngoài nhăn nheo, mặt trong nhẵn. Mỗi vỏ cứng có một hạt cứng, đen bóng 

Hạt Sẻn
Hạt Sẻn

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang khắp nơi ở nước ta, nhiều nhất tại các tỉnh miền núi như Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng. Hà Tĩnh, Nghệ An, Hòa Bình, Hà Tây. Còn mọc ở Trung Quốc (Hải Nam, Đài Loan, Quảng Đông, Quảng Tây).

Đến mùa thu, quả chín, hái cả cành về, cắt lấy quả phơi khô. Khi nhấm quả thấy vị đắng, nóng và thơm. Bề ngoài vị thuốc trông rất đặc biệt: Quả tách thành 3 mảnh cứng, trong mỗi mảnh có một hạt đen bóng, cứng. Nhấm hạt có mùi thơm như chanh.

Thành phần hóa học

Trong hạt có 1% tinh dầu, với thành phần chủ yếu là limonen (44%), geranial ( 12,14%), neral (10,95%), linalol (6,84%) (theo Nguyễn Xuân Düng, PA Leclerq, Th. Nga, 1990).

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ. Vị cay, tính ôn, có độc, vào 3 kinh phế, tỳ và thận. Có tác dụng tán hàn, trục thấp, ôn trung, trợ hỏa, sát hồi trùng. Chữa bụng lạnh đau, thổ tả, tẩy giun.

Chỉ mới dùng trong phạm vi nhân dân. Quả được dùng làm thuốc với tên hoa tiêu hay thục tiêu ở làm thuốc giúp sự tiêu hóa, trị giun sán, chữa đau nhức răng có khi dùng pha nước cho thơm. Ngày dùng 3-5g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài khôn kể liều lượng.

Chú thích:

  1. Nhân dân ta còn dùng rễ cây này với tê hoàng lực hay rễ cây sưng hay huỳnh lực làm thuốc chữa sốt, thuốc ra mồ hôi, thuốc sốt rét kinh niên, thuốc tê thấp. Ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Trong rễ một số cây sưng có berberin.

  1. Ngoài việc nhập vị thuốc trên của ta, Trung Quốc còn dùng quả của nhiều cây khác cùng chi khác loài làm thuốc như sau:

a) Thiên tiêu-tiểu hoa tiêu là quả phơi khô củ cây Zanthoxylum schinifolium Sieb. et Zucc. Quả có 1-3 vỏ cứng. Trong quả có tinh dầu, trong tinh dầu có 90% estragola C10H12O và becgaten.

Cùng một công dụng như hoa tiêu, ngoài ra còn dùng chữa ho, hen, làm gia vị thay hồ tiêu.

b) Xuyên tiêu hay hoa tiêu là quả phơi khô củ cây Zanthoxylum simulans Hance (Zanthoxylur bungei Planch.). Quả có một vỏ cứng. Cùng mà công dụng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!