Hà Thủ Ô Đỏ – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

474
Hà Thủ Ô ĐỏHà Thủ Ô Đỏ
Hà Thủ Ô Đỏ
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hà Thủ Ô Đỏ trang 833 – 836 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là thủ ô, giao đằng, dạ hợp, địa tinh, khua lĩnh (Thái), mãn đăng tua lình (Lào-Sầm Nưa), mằn năng ón (Thổ). Mần đăng=khoai lang, tua lình=con khì, vì giống củ khoai lang mọc ở chỗ khi hay đi lại.

Tên khoa học Polygonum multiflorum Thunb. Fallopia multiflora, (Pteuropterus cordatus Turcz).

Thuộc họ Rau răm Polygonaceae.

Hà thủ ô đỏ (Radix Polygoni multiflori) là rễ củ phơi khô của cây hà thủ ô.

Lịch sử hà thủ ô

Trong Bản thảo cương mục ghi lịch sử hà thủ ô như sau: “Thứ thuốc này vốn tên là giao đảng. sau vì ông Hà Thủ Ô uống nên mới đổi tên: Hà Thủ Ô người ở huyện Nam Hà thuộc Thuận Châu, có tổ tên là Năng Tự, cha tên là Điển Tử”.

Năng Tư vốn có tên là Điền Nhi. Điền Nhĩ khi sinh ra yếu ớt. Năm 58 tuổi vẫn không vợ con, thường ham đạo thuật, theo các thầy học đạo ở núi. Một hôm uống rượu say nằm ở sườn núi bỗng thay hai gốc cây leo cách xa nhau tới 3 thước (thước cố=0,30m vậy cách nhau 0,90m- chú thích của Đ. T. L). Cành lá quần với nhau, lâu lâu lại rời nhau ra rồi lại quán với nhau như trước. Điền Nhì thấy làm lạ, sáng hôm sau đào lấy củ đem về hỏi mọi người, không ai biết là củ gì. Sau đó một ông già từ phương xa lại chơi, Điền Nhi đem ra hỏi, ông già bảo: Anh đã không có con mà thứ cây này lại có sự lạ như vậy có lẽ là một vị thuốc thần tiền nên đem sắc mà uống. Điển nhi liền đem tán bột, mỗi lần uống 1 đồng căn (= 4g-chú thích của Đ. T. L). Hoà với rượu, uống luôn 7 ngày, đã nảy ra ý tưởng tình dục. uống luôn vài tháng, thời mạnh khoẻ như người thường. Vì thế nên uống mãi, dần dần tăng thêm tới 2 đồng can (=8g). Uống suốt một năm các bệnh tật đều khỏi, tóc đương trắng hóa đen, vẻ mặt trẻ lại, trong khoảng 10 năm sinh được vài con giai, do đó mới đổi tên là Năng Tự. Cùng với con là Điền Tú tiếp tục cùng uống thử bột đó mà thọ tới 160 tuổi. Điển Tú sinh ra Thủ Ô. Thủ Ô cũng uống mà sinh được vài con trai, thọ tới 130 tuổi tóc vẫn còn đen. Có người là Lý An Kỳ bạn thân với Thủ Ô, lấy được bài thuốc đó đem về uống cũng sống rất lâu và thuật lại truyện trên.

Chúng tôi ghi lại đây chút ít lịch sử để hiểu tác dụng và cách dùng của người xưa.

Mô tả cây

Cây hà thủ ô còn có tên là giao đồng vì dây leo xoắn vào nhau, hoặc dạ hợp vì đêm quấn vào nhau(?). Tên khoa học Polygonum muliflorum (Polygonum là có nhiều đốt, nhiều mất. multiflorum là nhiều hoa, vì cây có nhiều đối, nhiều hoa).

Đây là một loại dây leo, sống nhiều năm. Thần mọc xoắn vào nhau. Mặt ngoài thân có màu xanh tỉa có những văn hoặc bí khổng, mặt thân nhẫn, không có lông. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim hẹp, dài 4-8cm, rộng 2,5-5cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim, hoặc hình mũi tên, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hai mặt đều nhấn và không có lông. Lá kèm mỏng, màu nâu nhạt ôm lấy than. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, có cuống ngắn 1-3mm. Hoa mọc thành chùm nhiều nhánh. Cánh hoa màu trắng. Nhị 8 với 3 nhì hơi dài hơn. Bầu hình 3 cạnh, vòi ngắn gồm 3 cái rời nhau, nuốm hình mào gà, rũ xuống. Mùa hoa tháng 10, mùa quả tháng 11.

Hà Thủ Ô Đỏ
Hà Thủ Ô Đỏ

Phân bố, thu hái và chế biến

Hà thủ ô mọc hoang ở rừng núi, nhiều nhất ở các tỉnh Tây Bắc sau đến các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai. Lai Châu, Tây Nguyên.

Có mọc ở Trung Quốc (Giang Tô, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Phúc Kiến), Nhật Bản.

Cây chưa được trồng: Có thể trống bằng dây hay bằng hạt. Sau 4-5 năm trở lên mới có thể thu hoạch.

Thu hoạch cây mọc hoang thường tiến hành vào mùa thu hay mùa xuân, mùa thu tốt hơn. Đào về rửa sạch đất, bổ đôi hay bỏ tư, đồ rồi phơi khô, có nơi không đó mà phơi ngay, muốn có hà thủ ô miệng thì hái về còn tươi, đem thái ngày, đó chín rồi phơi hoặc đó chín rối mới thái và phơi.

Có nhiều người đổ hà thủ ô với đậu đen, đồ rồi phơi, phơi khô lại đổ với đậu đen làm như vậy 9 lần đồ, 9 lần phơi cho miếng hà thủ ô đen mới dùng, gọi là hà thủ ô chế.

Thành phần hoá học

Hà thủ ô đã được hai nhà nghiên cứu Nhật Bản nghiên cứu từ năm 1923 (Nhật Bản được học tạp chí, 42: 144, 1923). Theo các tác giả. hà thủ ô của Tử Xuyên, Trung Quốc có các chất sau đây:

Các chất anthraglucozit với tỷ lệ 1,7% trong đó chủ yếu là chrysophanola, emodin và them.

Ngoài ra còn có chất đạm 1,1%, tinh bột 45,2%, chất béo 3,10%, chất vô cơ 4,5%, các l chất tan trong nước 26,40%, lexitin.

Chúng ta đều biết rằng lexitin là một photphatit kết quả của sự kết hợp giữa axit glyxerophotphoric với một phân tử cholin và hai phân tử axit béo. Lexitin thường được dùng t trong những trường hợp thiếu dinh dưỡng, thần kinh suy nhược.

Các anthraglucozit có tác dụng làm tăng sự bài tiết của dịch tràng, xúc tiến sự co bóp của ruột giúp cho sự tiêu hoá và cải thiện dinh dưỡng. 

Tác dụng dược lý.

Mẫn Bánh Kỳ đã báo cáo trong Nhật được thi (11-1-1950) về tác dụng dược lý của hà thủ ô như sau:

  1. Cho thỏ uống nước sắc hà thủ ô rồi theo dõi ảnh hưởng đối với lượng đường trong máu thì thấy sau khi uống 30 phút đến 60 phút, lượng đường trong máu tăng tới mức cao nhất, sau đó giảm dần. 6 giờ sau khi uống thuốc, lượng đường trong máu so với mức bình thường thấp hơn 0,03%.
  2. Lexitin là thành phần chủ yếu của thần kinh hệ cho nên hà thủ ô có thể dùng trong những trường hợp suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh. Lexitin còn giúp sự sinh ra huyết dịch và bổ tim.

Dung dịch lexitin pha loãng 1/10.000 đến 1/ 200.000 có tác dụng làm mạnh tim cô lập, nếu tim đã yếu mệt thì tác dụng lại càng rõ rệt hơn. Lexitin là một nguồn phopho dễ hấp thụ và giúp cho hiện tượng chuyển hoá chung được cải thiện.

  1. Do thành phần anthraglucozit, hà thủ ô có tác dụng làm xúc tiến sự co bóp của ruột, xúc tiến sự tiêu hoá, cải thiện dinh dưỡng.

Công dụng và liều dùng

Cho đến nay, hà thủ ô còn được dùng ở phạm vì một vị thuốc nhân dân làm thuốc bổ, trị thần kinh suy nhược, các bệnh về thần kinh, ích huyết khoẻ gần cốt, sống lâu, làm đen râu tóc,

Đối với phụ nữ, hà thủ ô được dùng chữa các bệnh sau khi đẻ, các bệnh xích bạch đới. Nhiều tác dụng kể trên cần được kiểm tra lại trên lâm sàng.

Liều dùng hàng ngày 12-20g dưới dạng thuốc sắc, thuốc rượu hoặc thuốc bột.

Những đơn thuốc có hà thủ ô phổ cập trong nhân dân

  1. Đơn thuốc bổ dùng cho người già yếu, thần kinh suy nhược ăn uống kém tiêu:

Hà thứ ở 10g, đại táo (táo đen Trung Quốc) 5g, thanh bì 2g, trần bì 3g, sinh khương 3g, cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3-4 lần uống trong ngày.

  1. Bài thuốc Thất bảo mỹ nhiệm đơn. Làm cho tóc râu trắng hóa đen, khoẻ gần xương, bên tỉnh khí, sống lâu:

Hà thủ ô đỏ và hà thủ 6 trắng mỗi thứ 600g ngâm nước và gạo 4 đêm ngày, cạo bỏ vỏ, dùng đậu đen đãi sạch nói cho hà thủ ô vào chỗ: Một lượt hà thủ ô, một lượt đậu đen bắc lên bếp đồ chín đậu đen, đem bỏ đậu lấy hà thủ ô phơi khô, rồi lại đồ, làm như vậy 9 lần. Cuối cùng lấy hà

thủ ô sấy khô và tán bột. Xích và bách phục linh mỗi vị 600g, cạo bỏ vỏ tán bột, đài với nước trong, lọc lấy bột lắng ở dưới, nắm lại, tẩm với sửa người phơi khô.

Ngưu tất 320g tẩm rượu một ngày, thái mỏng trộn với hà thủ 0, đồ với đậu đen vào lần thứ 7, 8 và 9 đem ra phơi khô.

Đương quy 320g tẩm rượu phơi khô. Cầu kỳ từ 320g tấm rượu phơi khô.

Thỏ ty tử 320g tắm rượu cho nút ra, giã nát phơi khô.

Bổ cốt chỉ 100g, trộn với vừng đen (hắc chi ma) sao cho bốc mùi thơm. Tất cả giã nát trộn đều thêm mặt vào làm thành viên 0,50g (bằng hạt ngô). Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 viên. Sáng dùng rượu chiều thuốc, trưa dùng nước gừng và tối dùng nước muối (theo Tích thiện đường phương).

  1. Hà thủ ô hoàn. Công dụng như trên nhưng ít vị hơn:

Hà thủ ô 1.800g thái mỏng, ngưu tất 600g thái mỏng. Hai vị trộn đều, dùng một đấu to đậu đen đãi sạch. Cho thuốc vào chỗ, cứ một lượt thuốc, một lun đậu. Đó chín đậu. Lấy thuốc ra phơi khô. Làm như vậy 3 lần rồi tán bột. Lấy thịt táo đen Trung Quốc trộn với bột làm thành viên 0.50g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 viên. Dùng rượu hâm nóng để chiêu thuốc (theo Hòa tễ cục phương).

  1. Hà thủ ô tán. Công dụng cũng như bài trên (Bản thảo cương mục):

Hà thủ ô cao vỏ, thái mỏng phơi cho khô, tán bột. Ngày uống 4g vào sáng sớm, chiều thuốc bằng rượu.

Chú thích:

Ngoài rễ củ hà thủ ô, người ta còn dùng lá và cảnh hà thủ ô, đun nước tắm và rửa để chữa các chứng lở ngứa, liều lượng tuỳ tiện.

Có thể phối hợp nấu với lá ngải.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!