Dự thảo 5 NGHỊ ĐỊNH Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm

1824
dự thảo 5 sửa đổi nghị định 38
dự thảo 5 sửa đổi nghị định 38
5/5 - (2 bình chọn)
CHÍNH PHỦ

DỰ THẢO 5 Ngày 17.4.2017

Số:       /2017/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày       tháng      năm 2017

 

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012  của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm,

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm:

1. Bổ sung Khoản 3 vào Điều 3 như sau:
“3. Thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu chỉ để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu ra nước ngoài, không tiêu thụ tại thị trường trong nước không phải công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.”
2. Sửa đổi Điều 7 như sau:
a) Sửa đổi Điểm a, Khoản 1:
“a) Hồ sơ pháp lý chung, được lập thành 01 bộ, bao gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao chứng thực hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).”
b) Sửa đổi Khoản 2:
“2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nộp hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trực tiếp hoặc điện tử (hồ sơ chuyển tải thành file mềm (01 bản) và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cung cấp dịch vụ công trực tuyến) hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế.”
3. Sửa đổi Điều 8 như sau:
a) Sửa đổi Điểm c Khoản 3:
“c) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ do phòng kiểm nghiệm được công nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu):
– 12 tháng/lần đối với cơ sở có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: GMP, HACCP, ISO 22000 và tương đương.
– 6 tháng/lần đối với các cơ sở không có các chứng chỉ trên.”
b) Bổ sung thêm Khoản 5a:
“5a. Trường hợp sản phẩm chỉ có sự thay đổi về chất liệu bao bì, quy cách bao gói mà không làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu chất lượng và vi phạm các mức giới hạn an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân được phép nộp công văn đề nghị bổ sung kèm theo xác nhận về các nội dung đã thay đổi, bổ sung của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm và được tiếp tục sử dụng số Giấy tiếp nhận hoặc Giấy xác nhận đã được cấp hay cấp lại.”
4. Sửa đổi cụm từ “bản sao có công chứng” thành “bản sao chứng thực” tại Điểm c, d Khoản 1, điểm c, g Khoản 2, Điều 5; Điểm c, i Khoản 1, điểm c, i Khoản 2, điểm c, d, k Khoản 3, điểm c, h , k Khoản 4 Điều 6; Điểm a, Khoản 1 Điều 7; Điểm c, d Khoản 3 Điều 8.
5. Sửa đổi cụm từ “giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm” thành “giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” tại Điểm g Khoản 1; Điểm g Khoản 2; Điểm h Khoản 3; Điểm e Khoản 4 Điều 6; Điểm a Khoản 1 Điều 7.
6. Sửa đổi Khoản 1 Điều 11 như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân lưu thông thực phẩm trên thị trường có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen có ít nhất một thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5% tổng nguyên liệu được sử dụng để sản xuất thực phẩm thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa còn phải thể hiện các thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen trên nhãn hàng hóa.”
7. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 14 như sau:
“2. Các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu:
a) Thực phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế nhập khẩu;
b) Thực phẩm nhập khẩu của đối tượng được ưu đãi, miễn trừ;
c) Thực phẩm quá cảnh, chuyển khẩu;
d) Thực phẩm gửi kho ngoại quan;
đ) Thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu;
e) Thực phẩm là mẫu trưng bày hội chợ, triển lãm;
g) Thực phẩm là quà tặng, quà biếu trong định mức miễn thuế nhập khẩu;
h) Thực phẩm xuất khẩu bị nước nhập khẩu trả về;
i) Thực phẩm tạm nhập, tái xuất;
k) Thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu chỉ để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu không tiêu thụ tại thị trường trong nước;
l) Thực phẩm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế;
m) Thực phẩm cung cấp để sản xuất suất ăn cung ứng trên tàu bay xuất cảnh.”
8. Sửa đổi Khoản 1 Điều 18 như sau:
“1. Các thực phẩm bao gói sẵn phải bắt buộc ghi nhãn theo quy định của pháp luật về ghi nhãn thực phẩm. Đối với thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu chỉ để sản xuất,gia công hàng xuất khẩu, không tiêu thụ tại thị trường trong nước thì không phải ghi nhãn tiếng việt.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
a) Bãi bỏ khoản 8.
b) Bổ sung thêm Khoản 7a, 7b như sau:
“7a. Đối với cơ sở vừa sản xuất, vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý.
7b. Đối với cơ sở vừa sản xuất, vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý.”
10. Sửa đổi Điểm e, Khoản 2, Điều 20 như sau:
“e) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với: Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng (trừ các sản phẩm thực phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28/1/2016 của Chính phủ quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm), dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;”
11. Sửa đổi Khoản 5, Điều 22 như sau:
“5. Ban hành chính sách, quy hoạch và quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm.”
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 như sau:
“1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa phương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương.
a) Tổ chức, điều hành ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Chỉ đạo thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành về an toàn thực phẩm;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chủ động tổ chức lực lượng, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn. Trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước cấp dưới; xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật;
d) Bố trí nguồn lực cho các cơ quan chuyên môn để thực hiện việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm;
e) Tổ chức tuyên truyền, vận động việc thực hiện thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quản lý.
g) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn.”
b) Sửa đổi Điểm e Khoản 3 như sau:
“e) Chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, quản lý về an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.”
c) Sửa đổi, bổ sung Khoản 6 như sau:
“6. Ủy ban nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa bàn.
a) Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm quận, huyện;
b) Chỉ đạo, thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về an toàn thực phẩm;
c) Quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận, huyện theo phân cấp.
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm quận, huyện; chủ động tổ chức lực lượng, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn. Trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước cấp dưới; xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật;
e) Bố trí nguồn lực cho các cơ quan chuyên môn để thực hiện việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm;
g) Tổ chức tuyên truyền, vận động việc thực hiện thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quản lý;
h) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dâp cấp trên khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn.”
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
“7. Ủy ban nhân dân xã, phường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận, huyện về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa bàn.
a) Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm xã, phường;
b) Thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp trên về an toàn thực phẩm;
c) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận, huyện về quản lý các hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn xã, phường theo phân cấp;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm xã, phường; chủ động tổ chức lực lượng, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn. Trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn; xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức tuyên truyền, vận động việc thực hiện thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quản lý;
h) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dâp cấp trên khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn.”
13. Bổ sung thêm Điều 24a như sau:
“Điều 24a. Truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn.
1. Khi phát hiện sản phẩm không bảo đảm an toàn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản xuất phải thực hiện việc truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 54 Luật an toàn thực phẩm.
2. Việc truy xuất nguồn gốc tại một công đoạn trong chuỗi cung cấp sản phẩm phải đảm bảo truy xuất được “1 bước trước 1 bước sau” của công đoạn đó.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm phải xây dựng kế hoạch truy xuất nguồn gốc bao gồm: quy trình để xác định nhà sản xuất, phân phối, khách hàng, sản phẩm và đảm bảo ghi chép đầy đủ các thông tin sau:
a) Tên và địa chỉ của nhà cung cấp và mô tả chi tiết sản phẩm đầu vào của nhà cung cấp đó;
b) Tên và địa chỉ của khách hàng và mô tả chi tiết sản phẩm đã cung cấp cho khách hàng;
c) Ngày vận chuyển, ngày phân phối, ngày bán sản phẩm;
d) Số lô, số mẻ sản xuất (hoặc các kí hiệu khác);
e) Khối lượng, số lượng sản phẩm đã cung cấp hoặc đã nhận;
g) Các thông tin liên quan khác.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.”

Điều 2. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2017./.

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KGVX (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc

Dự thảo 5 NGHỊ ĐỊNH Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm

DOWNLOAD DỰ THẢO DƯỚI ĐÂY

[sociallocker id=7424]

Dự thảo 5 sửa đổi Nghị định 38 ngày 25.4

[/sociallocker]

Ngày viết:
Vietnam Regulatory Affairs Society. Join us, VNRAS, feel free to contact. We'll provide you all information and regulatory affairs update related to products covered by the Ministry of Health of Vietnam (drug, vaccine, biological, pharmaceutical raw material, excipient, capsule, traditional medicine, herbal medicine, medical equipment, invitro diagnostic medical devices, cosmetic, food supplements, chemical and preparation for medical and household use).
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!