Dây Ký Ninh (Dây Thần Thông, Dây Cóc) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

603
Dây Ký Ninh
Dây Ký Ninh
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Dây Ký Ninh trang 630-631 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là thuốc sốt rét, dây thần thông, bảo cự hành, khua kao họ (Lào), bandaul pech (Campuchia), liane quinine (Pháp).

Tên khoa học Tinospora crispa (L.) Miers., (Menispermum crispum L., Cocculus tuberculatus L., C. crispus DC.).

Thuộc họ Tiết dê Menispermaceae.

Người ta dùng thân cây của cây thần thông, tươi hoặc khô. Đây không phải là cây canhkina và không có chất quinin mặc dù mang tên dây ký ninh. Chú ý đừng nhầm lẫn.

Mô tả cây.

Dây ký ninh là một loại dây leo, thân rất xù xì, màu nâu nhạt, dài tới 6-7m hay hơn, mọc rất khoẻ. Lá mọc so le, hình tim, mép nguyên, trong hơi dày, dài 8-12cm, rộng 5-6cm, cuống gầy ngắn hơn phiến lá. Hoa tập hợp thành 1-2 chùm ở kẽ lá. Quả chín có màu đỏ, dài chừng 12mm. có một hạt dẹt.

Dây Ký Ninh
Dây Ký Ninh

Phân bố, thu hái và chế biến

Dây ký ninh mọc hoang tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta như Hà Tây, Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Nó còn mọc ở Lào, Campuchia, Philipin.

Việc trồng dây ký ninh rất dễ dàng, chỉ cần cắt thân thành từng mẩu dài chừng 10-15cm, trồng nghiêng xuống đất. Mùa nực phát triển rất mạnh. Theo M. Brancoun, trong 24 giờ, thân cây ký ninh có thể dài tới 20-25cm. Mùa rét cây ngừng phát triển.

Thu hoạch quanh năm, hái về cắt thành từng đoạn ngắn chừng 0.5-1cm, phơi hoặc sấy khô.

Khi tươi, có chất nhựa nhảy, vị rất đắng.

Thành phần hoá học

Trong thần L. Beauquesne đã lấy ra được một ít ancaloit. Một số tác giả cho chất ancaloit đó là chất becberin. Nhưng theo L. Beauquesne thì đó là chất panmatin. Tỷ lệ ancaloit đó chừng 0,10% so với thân khô. Ngoài ancaloit ra L. Beauquesne còn lấy ra được một chất đáng với một tỷ lệ 0,60-0,80% tính trên thần cây khô. Chất đáng này đã được xác định là một glucozit không có tinh thể, khó thuỷ phân bằng axit, phần đường có thể là một metylpentoza, phần không đường cho phản ứng Liebecman.

Trong rễ, nhiều tác giả đã chiết ra được chất ancaloit becberin, chất đắng columbin (chừng 2,2%) và chất picroretin.

Công dụng và liều dùng

Tuy gọi là dây ký ninh, nhưng như trong phần hoá học đã giới thiệu không có chất quinin. Mặc dù, trong nhân đàn nước ta cũng như một số nước khác, người ta vẫn dùng dây ký ninh để trị sốt rét, trị sốt và làm thuốc bổ giúp sự tiêu hoá như cây canhkina.

Dùng dưới hình thức cao, bột, viên.

Liều dùng chữa sốt rét: Ngày uống 0,50-1,50g cao dưới hình thức thuốc viên.

Bột thân cây chế thành rượu thuốc hay thuốc ngàm: Bột thuốc ngày uống 2-3g, rượu thuốc ngày 4-8g.

Người ta còn cho súc vật như trâu bò, ngựa ăn bột dãy ký ninh trộn với thóc hay ngô, súc vật sẽ ăn khoẻ, lông mượt, cơ thể béo tốt

Ngoài công dụng dùng trong, dây ký ninh còn dùng đắp hoặc sắc lấy nước rửa các vết lở loét rất có hiệu quả.

Chú thích:

Ở nước ta còn một loại cây gần giống dây kỳ ninh, gọi là dây thần thông. Được xác định tên khoa học là Tinospora cordifolia Miers. Thần ít xù xì hơn, lá tròn hình tim hơn, quả dài hơn (2cm). Cùng một công dụng như dây ký ninh.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!