Dây Chặc Chìu (Dây Chiều, Tích Diệp Đằng) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

396
Dây Chặc Chìu
Dây Chặc Chìu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Dây Chặc Chìu trang 251 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Dây Chiều, U Trặc Chìu, Tích Diệp Đằng

Tên khoa học Tetracera scandens (L.) Merr. (Tetracera sarmentosa Vakl.).

Thuộc họ Sổ Dilleniaceae.

Mô tả cây

Dây Chặc Chìu là một cây nhỏ leo, dài 3-5m hay hơn, có nhiều cành, có lông. Lá dai, nháp hình bầu dục, mép có răng cưa, phiến lá hẹp về phía cuống. Hoa trắng mọc thành chùy ở nách hay ở ngọn, ít hoa. Đại hình trứng, hơi thắt lại ở đáy bao bọc bởi áo hạt bị tước nhiều nơi. Mùa hoa: tháng 6

Dây Chặc Chìu
Dây Chặc Chìu

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang ở nhiều nơi vùng rừng núi và đồng bằng khắp nước ta. Vì mặt dưới của lá nháp cho nên nhân dân nhiều nơi dùng để đánh những đồ vật như gỗ, thiếc, sắt cho bóng; thân dây leo thường được nhân dân dùng làm chạc vì dẻo và dai.

Cũng dùng làm thuốc: Cắt về, thái mỏng phơi khô sắc uống hay sao vàng rồi sắc uống

Thành phần hóa học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân miền Trung và nhân dân Campuchia thường dùng dây này phối hợp với nhiều vị thuốc khác sắc uống làm thuốc thông tiểu chữa phù thận hay phù do gan. Còn dùng làm thuốc chữa sốt, thuốc bổ máu, tẩy máu

Ngày dùng 20 đến 30g dạng thuốc sắc. 

Chú thích:

Cây Dây Chiều còn dùng để chỉ một cây nữa cũng là dây leo nhưng lá hình mác, hoa màu hồng, rất thơm, mọc thành ngù ít hoa. Tên khoa học là Tetracera assa DC. Cùng họ Sổ (Dilleniaceae). Lá nháp cũng dùng để đánh bóng đồ vật, dây cũng dùng làm chạc; ít thấy dùng làm thuốc.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!