Đậu Sị (Đạm Đậu Sị) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

221
Đậu Sị
Đậu Sị
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Đậu Sị trang 703-704 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là đạm đậu sị, đỗ đậu sị, hãm đậu sị.

Tên khoa học Semen Sojae praeparatum.

Đậu sị hay đạm đậu sị là đậu đen chế biến và phơi hay sấy khô.

Chế Đậu sị 

Có nhiều cách chế đậu sị, sau đây là một số phương pháp hay được dùng:

  1. Đậu đen rửa sạch. Ngâm nước một đêm sau đó đổ cho chín. Tài đều trên nửa, đợi cho ráo nước thì phủ lá chuối lên cho kín. Đợi 3 ngày mở ra xem nếu thấy mốc vàng đều là được. Vảy nước cho ẩm đều, cho vào thúng phủ lá dâu tằm cho kín, đợi cho lên mốc vàng đều, lại đưa ra phơi cho khô rồi lại tưới nước cho ẩm đều, lại phủ lá dâu tầm và ủ, cứ làm như vậy cho tới khi tất cả đậu có mốc vàng đều thì lấy ra phơi ở nhiệt độ 50-60C cho đến khô là được.
  2. Phương pháp Dược điển Trung Quốc, 1965:

Sắc nước lá dâu và thanh cao (cứ 100kg đậu đen thì dùng 4kg lá dâu và 7kg thanh cao). Lọc bỏ bã, cho đậu đen vào trộn đều, nấu cho đến khi đậu đen hút hết nước sắc và chín đều. Lấy ra đợi cho còn hơi ấm thì cho vào thúng. Rải bà lá dầu và thanh cao lên. Ủ kín và chờ cho lên men màu vàng đều, lấy ra phơi hay sấy khổ là được.

Ngoài hai phương pháp này, còn có nhiều phương pháp phức tạp khác. Ví dụ như người ta dùng lá nghể, thanh cao, tía tô, hoắc hương, bạc hà tươi giã nát ép lấy nước, thêm ma hoàng sắc lấy nước. Cho đậu đen vào trộn đều và nấu chín. Cho vào ủ cho lên men màu vàng thì lấy ra phơi khô. Xem như vậy phương pháp chế đậu sị chưa thống nhất nhưng về căn bản là cho đậu đen nấu chín, lên một thứ mốc nhất định màu vàng rồi phơi khô, dùng làm thuốc.

Đậu Sị
Đậu Sị

Thành phần hóa học

Trong đậu sị có thành phần của đậu đen (xem vị này) ngoài ra khi cho lên men thêm một số men. Nhưng chưa thấy có tài liệu nghiên cứu sâu hơn.

Công dụng và liều dùng

Đậu sị hay đạm đậu sị là một vị thuốc dùng theo kinh nghiệm lâu đời. Theo tài liệu cổ, đậu sự có vị đắng, tính hàn, vào hai kinh phế và vị. Có tác dụng giải biểu trừ phiền. Dùng làm thuốc thanh nhiệt sơ khởi, khi sốt, khi rét, đầu nhức, ngực đầy trướng, phiền nhiệt. Những người không phải phong hàn ngoại cảm không dùng được.

Hiện nay đậu sị thường được dùng chữa cảm mạo, thương hàn, đầu nhức, sốt, sốt rét, trong người phiền muội, hai chân lạnh nhức. Còn dùng chữa lỵ.

Mỗi ngày dùng 12 đến 24g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

Đơn thuốc có đậu sị dùng trong nhân dân

Trẻ con lên đơn, chảy nước.

Đậu sị sao cho cháy có khói lên, hết khói thì lấy ra tán nhỏ, hòa dầu vừng hay dầu lạc hoặc dầu thầu dầu hoặc mỡ lợn bôi lên nơi lở loét.

Mụn nhọt đinh độc:

Nấu đậu sự cho nhừ nát, đắp vào nơi sưng đau. Chừng 3-4 lần thấy đỡ và khỏi.

Chữa hen suyễn, khi nào trở trời mưa thì phát ăn uống không được, nằm ngồi không yên:

Đậu sị 40g, thạch tín 4g, khô phần 12g, tất cả tán nhỏ viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 7 đến 9 viên. Uống trước khi đi ngủ. Theo kinh nghiệm nhân dân uống thuốc này không được dùng thức ăn nóng hay nước nóng. Không nên dùng quá liều. Thường chỉ dùng trong vòng 7-8 ngày

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!