Công văn 606/QĐ-BYT ban hành Chương trình hành động của Bộ Y tế

794
Công văn 606/QĐ-BYT ban hành Chương trình hành động của Bộ Y tế
Công văn 606/QĐ-BYT ban hành Chương trình hành động của Bộ Y tế
5/5 - (2 bình chọn)

BỘ Y TẾ                                          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập- Tự do – Hạnh phúc

Số 606/QĐ-BYT Hà Nội,                                    ngày 25 tháng 1 năm 2018
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Chương trình hành động của Bộ Y tế
triến khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/ND-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 02/10/2017 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết sổ 98/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết sổ 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đàng lần thứ 5 khóa xn về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Căn cử Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03 tháng 6 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Bộ Y tế triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: Nghị quyết sổ 10-NQ/TW “về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; Nghị quyết số 11-NQ/TW “về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và Nghị quyết sổ 12-NQ/TW “về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”
.Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông, bà Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trường, Thủ trưởng các đom vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– VPTW, Ban TGTW, Ban Kinh tế TW;
– Thủ tưởng Chính phủ
– Các d/c Phó Thủ tướng Chính phù;
– Văn phòng Chinh phủ;
– Các đ/c Thứ trưởng Bộ Y tế;
– Sở Y tế các tinh, TP;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
– Các Vụ/Cục/Tổng Cục/VPB, Thanh tra Bộ;
– Lưu: VT, KH-TC2.

BỘ Y TẾ                                                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm
của Ban Chấp hành Trung ưomgĐảng khóa XII
(Nghị quyết TW5)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 606 QĐ-BYT ngày 5/01/2018 của Bộ Y tế)

Thực hiện các Nghị quyết số 10-NQ/TW, Nghị quyết sổ 11-NQ/TW và Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa xn); các Nghị quyết số 97/NQ-CP, Nghị quyết số 98/NQ-CP và Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết số 10, 11, 12 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Bộ Y tế xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thú năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Chương trình hành động bao gồm các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ, Sờ Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chi đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhằm cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng trong việc phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2. Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ các Nghị quyết nêu trên đã đề ra liên quan đến bảo vệ, chãm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
3. Căn cứ vào Chương trình hành động của Bộ, các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị mình theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện. Quá trình tổ chức thực hiện phải quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2016-2020 và các Nghị quyết đã đề ra; phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát; bổ sung, cập nhật những chủ trương, nhiệm vụ mới đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn; đê cao tinh thần chủ động, quyết tâm, đổi mới sáng tạo, bảo đảm chất lượng, hiệu quả của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
n. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Mục tiêu chung:
Huy động khu vực kinh tế tư nhân đầu tư phát triển y tế ngoài công lập và tăng cường hợp tác công – tư; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể:
– Xây dựng các cơ chế chính sách để khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư vào y tế, không chi khám, chữa bệnh, sản xuất thuốc, trang thiết bị mà cả y tế dự phòng, y tế cơ sở, vắc xin, vật tư, hóa chất, hình thành một số tập đoàn y tế, một số trung tâm cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, tiêm chủng, các đơn vị cung cấp một số dịch vụ như chiếu, chụp, chẩn đoán, hệ thống phòng khám tư nhân theo nguyên lý bác sỹ gia đình; khuyến khích hợp tác công – tư để mờ rộng, phát triển, nàng cao chất lượng dịch vụ y tế. Tăng số lượng và tỷ trọng giường bệnh tư, phấn đấu đến 2025 đạt 10% (3 giường/1 vạn dân), đến năm 2030 đạt 15% (4,8 giường/1 vạn dân).
– Hoàn thiện thể chế về sở hữu, về cơ chế hoạt động, giá dịch vụ và các cơ chế, chính sách theo hướng các đơn vị cung ứng dịch vụ theo giá tính đủ chi phí và có tích lũy để khuyến khích các đơn vị phát triển, đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách, từ cấp phát sang đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu cung cấp dịch vụ. Các đổi tượng chính sách xã hội do ngân sách bảo đảm các dịch vụ thì giá cũng phải được tính đủ chi phí.
– Tiếp tục thực hiện lộ trình cổ phần hóa, thoái vổn để nâng cao hiệu quả hoạt động cùa các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Nghiên cứu đổi mới việc quản trị các đơn vị sự nghiệp công theo mô hình doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động.
III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Quán triệt và nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị TW 5 khóa XII
1.1. Các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ, các Sở Y tế và các đơn vị liên quan phải tổ chức quán triệt đến đảng viên, công chức, viên chức của đơn vị, nhất là các cán bộ chủ chốt về nội dung cùa 3 Nghị quyết Hội nghị TW 5 khóa XII (Nghị quyết số 10, 11 và 12), 3 Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện 3 Nghị quyết Hội nghị TW 5 nêu trên (Nghị quyết số 97, 98 và 99 của Chính phủ nêu trên). Bám sát các nhiệm vụ, giải pháp của từng Nghị quyêt liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của dơn vị để chỉ đạo tổ chức thực hiện.
1.2. Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tại Nghị quyết sổ 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hồ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/02/2017 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết sổ 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trường, năng suất lao động, sức cạnh tranh cùa nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020; Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020;
2. Khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư, các tập đoàn kỉnh tế tư nhân đầu tư vào y tế, phát triển y tế tư nhân đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
2.1. Xây dựng, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách để khuyến khích tư nhân đầu tư, phát triển các cơ sờ y tế tư nhân để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban dầu, dự phòng, nâng cao sức khỏe, khám, chừa bệnh:
– Rà soát, điều chinh quy hoạch mạng lưới các cơ sờ y tế theo hướng phải bao gồm cả cơ sở y tế công lập và tư nhân, trong đó phải quy hoạch và có định hướng phát triển các cơ sờ y tế tư nhân cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân.
– Xây dựng các cơ chế, chính sách để khuyến khích các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế đầu tư, phát triển các tập đoàn y tế, chuồi bệnh viện, nhất là các bệnh viện hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, các cơ sờ chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi và các cơ sở y tế khác trong lĩnh vực dự phòng, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt là phát triển các phòng khám bác sỹ gia đình.
– Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giá dịch vụ, thanh toán bảo hiểm y tế để bảo dảm các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân có thể tham gia cạnh tranh bình đẳng vào chuỗi cung ứng các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
– Xây dựng và hoàn thiện cơ ché kết hợp công – tư trong đầu tư tại các cơ sở y tế công lập, xây dựng mới các cơ sở y tế theo mô hình kết hợp công – tư, khuyến khích các cơ sở y tế công – tư hợp tác trong đào tạo, chuyển giao và phát triển kỹ thuật và cung ứng các dịch vụ y tế.
2.2. Xây dựng các cơ chế, chính sách để khuyến khích các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế đầu tư các cơ sở sản xuất thuốc, vắc xin, trang thiết bị y tế trong nước.
Rà soát, cài cách thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền trong các lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, trang thiết bị y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
2.3. Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách để phát triển ngành dược theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa, có khả năng cạnh tranh cao, đặc biệt ưu tiên các sản phẩm thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền có giá trị kinh tế cao và tham gia vào chuỗi giá trị dược phẩm trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng nền công nghiệp dược theo kịp trình độ của các nước phát triển, đảm bảo sản xuất, cung ứng thuốc có chất lượng, giá phù hợp đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
2.4. Phối họp với các Bộ, ủy ban nhân dân các tinh, thành phố trực thuộc trung ương quy hoạch và khuyến khích khu vực tư nhân phát triển các khu nuôi trồng dược liệu, nhất là các dược liệu quý hiếm. Xây dựng các cơ chế, chính sách để phát triển và ưu tiên sử dụng nguồn dược liệu trong nước; kiểm soát chặt chẽ chất lượng dược liệu ngoại nhập hỗ trợ, phát hiện, đăng ký, công nhận sở hữu trí tuệ và thương mại hoá các bài thuốc y học cổ truyền; tôn vinh và bảo đảm quyền lợi của các danh y, huy động các tổ chức xã hội tham gia khám chữa bệnh, phòng bệnh bằng y học cổ truyền. Đẩy manh quảng bá, phổ biến rộng rãi ra quốc tế để đưa một số sản phẩm dược liệu, thuốc y học cổ truyền, phương pháp điều trị không dùng thuốc thành sản phẩm quốc gia, mang thương hiệu Việt Nam. Tuyên truyền, vận động nhân dân trồng và sử dụng cây thuốc nam, thuốc y học dân tộc.
2.5. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho tư nhân đăng ký, tham gia các hoạt động phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nhất là huy động phát triển phòng khám bác sỳ gia đình, phát triển dược liệu, y học cổ truyền, thực phẩm an toàn, bệnh viện tư nhân phân khúc cao; phát triển bảo hiểm tư nhân, liên kết đồng bảo hiểm với Bảo hiểm Y tế- Xã hội; tham gia liên doanh, liên kết với các cơ sở y tế công lập triển khai hoạt động xã hội hóa trong phạm vi pháp luật cho phép.
3. về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
3.1. Đổi mới cơ chế tài chính trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN.
– Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách tái cơ cấu tài chính y tế theo nguyên tắc: các nhiệm vụ, hoạt động y tế công cộng do ngân sách nhả nước bảo đảm là chủ yếu, đồng thời khuyến khích xã hội hóa. Khám, chữa bệnh do bảo hiểm y tể và người dân chi trả. Chăm sóc sức khỏe ban đầu do ngân sách nhà nước và người dân cùng chi trả, tiến tới bảo hiểm y tế chi trả một sổ dịch vụ thiết yếu. Bảo hiểm y tế đối với người lao động phải do người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp; ngân sách nhà nước bảo đảm đối với một số đổi tượng chính sách.
– Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hướng dẫn phân bổ ngân sách sự nghiệp y tế theo đầu dân theo hướng ưu tiên, dành tối thiểu 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng, ưu tiên ngân sách cho y tế cơ sờ, bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, các lĩnh vực phong, lao, tâm thần… Đổi mới phương thức phân bổ ngân sách cho y tế dự phòng, y tế cơ sở và các hoạt động do ngân sách nhà nước bảo đảm theo hướng đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu cung cấp dịch vụ.
– Đẩy nhanh và sớm hoàn thành lộ trình chuyển chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ người tham gia bảo hiểm y tế gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế (gắn với thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô).
– Xây dựng cơ chế giá dịch vụ, thanh toán bảo hiểm y tế theo hướng giá gắn với chất lượng dịch vụ; ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế bảo đảm chi trả cho các dịch vụ ờ mức cơ bản; người sử dụng dịch vụ chi trả cho phần vượt mức. Cơ chế giá dịch vụ và cơ chế đồng chi trả theo hướng khuyến khích người dân khám, chừa bệnh ở tuyến dưới và các cơ sở y tế ờ tuyến trên tập trung cung cấp các dịch vụ mà tuyến dưới chưa bảo đảm được.
3.2. Trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ về nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch. Áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trong bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như quản trị doanh nghiệp. Thí điểm và từng bước thực hiện cơ chế phối hợp công – tư trong quản lý và điều hành bệnh viện công, cơ chế nhà nước, nhà đầu tư xây dựng bệnh viện, cho bệnh viện thuê lại. Gắn một sổ cơ sở chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh với du lịch của khách trong nước và nước ngoài. Nghiên cứu, thí điểm cổ phần hoá một số bệnh viện hoạt động kém hiệu quả.
3.3. Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách để thực hiện đấu thầu một số dịch vụ để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; khuyến khích, đa dạng hoá các hình thức hợp tác công – tư theo nguyên tắc bảo đàm minh bạch, công khai, cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt công – tư trong cung cấp dịch vụ y tế.
3.4. Xây dựng gói dịch vụ y tế và phương thức chi trả, thanh toán phù hợp; công khai minh bạch giá dich vụ nhàm tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở
tế công, tư, đồng thời có căn cứ kiểm soát chi phí y tế, tránh lạm dụng dịch vụ hoặc thu không đúng quy định.
3.5. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Ke hoạch và Đầu tư đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng… để khuyến khích các cơ sở y tế đầu tư mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, kể cả cùa người có thu nhập cao, người nước ngoài.
3.6. Nghiên cứu, đề xuất việc đa dạng các gói bảo hiểm y tế. Phương án tăng cường liên kết, hợp tác giữa bảo hiểm y tế- xã hội với bảo hiểm y tế thương mại trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện các phương thức thanh toán chi trả bảo hiểm y tế như thanh toán theo định suất, thanh toán theo giá dịch vụ và thanh toán theo trường họp bệnh, theo nhóm chẩn đoán.
3.7. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đấu thầu mua thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả.
3.8. Quản lý chặt chẽ nhập khẩu thuốc, bán thuốc ừong và ngoài bệnh viện. Tập trung chấn chỉnh tình trạng bán thuốc không đúng quy định về kê đơn.
4. về tiếp tục CO’ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà
nước
4.1. Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư nhà nước theo văn bản chi đạo của Chính phủ: Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thù tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020; Chì thị 04/CT-TTg ngày 02/02/2017 cùa Thù tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 phê duyệt Đe án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2016 – 2020”; hoàn thành việc chuyển giao các doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao về SCIC.
4.2. Sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giừ, kế hoạch và lộ trình thoái vốn hàng năm trong giai đoạn 2016-2020. Trình Chính phủ phương án sắp xếp các công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước, trong đó tập trung vào các dơn vị nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao kỹ thuật để sản xuất vắc xin trong nước nhàm chủ động đáp ứng nhu cầu vắc xin, sinh phẩm y tế cho nhân dân và xuất khẩu.
4.3. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước; có cơ chế kiểm soát phù họp nguồn vốn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; các doanh nghiệp cổ phần hóa phải đăng ký giao dịch và niêm yết
8
trên thị trường chứng khoán trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu; thu hút nhà đầu tư chiến lược có năng lực, giảm tỉ lệ sở hữu nhà nước xuống mức đủ để thay đổi quản trị doanh nghiệp một cách thực chất.
IV. MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN CỤ THỂ
1. Xây dựng Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp y tế công lập để thay thế Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sờ khám bệnh, chữa bệnh công lập trình Chính phủ trong năm 2018.
2. Xác định rõ các dịch vụ y tế ưu tiên sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; loại hình dịch vụ có khả năng thu phí cần khuyến khích thu hút đầu tư nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019.
3. Đẩy nhanh lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ. Xóa bỏ các rào cản, phân biệt đối xử, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sờ y tế công lập và tư nhân để thu hút các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực y tế.
4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đấu thầu mua thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế, đảm bảo công khai, minh bạch, công bàng và hiệu quả. ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đấu thầu, mua sắm, thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà cung cấp thuốc, trang thiết bị, vật tư, hóa chất và công khai kết quả đấu thầu.
5. Quản lý chặt chẽ nhập khẩu thuốc, bán thuốc trong và ngoài bệnh viện. Tập trung chấn chỉnh tình trạng bán thuốc không đúng quy định về kê đơn.
6. Hoàn thiện chính sách xã hội hóa công tác y tế, thu hút đầu tư khu vực tư
nhân.
7. Xây dựng đề án phát triển mô hình du lịch khám chữa bệnh.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ trường Bộ Y tế chỉ đạo chung việc thực hiện Chương trình hành động của Bộ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về những nội dung nhiệm vụ của Bộ được giao, bảo đảm thực hiện một cách kịp thời và hiệu quả những nội dung của Chương trình hành động.
Các Thứ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm chì đạo các nội dung công việc theo lĩnh vực dược Bộ trường phân công phụ trách.
2. Trên cơ sờ những nhiệm vụ, nội dung công việc chủ yếu trong Chương trình hành động này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, Thủ trường các đơn vị thuộc Bộ và trực thuộc Bộ:
– Chỉ đạo lồng ghép những nhiệm vụ phù hợp tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ưorng Đảng khóa XII, Nghị quyết của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết này của Boộ Y té; đồng thời chi đạo triển khai ngay các giải pháp, nhiệm vụ theo chức năng thẩm quyền, phù hợp với điều kiện thực tế ờ từng đơn vị.
– Tập trung chi đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ Y tế và của từng đơn vị; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện với Bộ Y tế để theo dõi và tổng hợp theo quy định.
3. Sờ Y tế các tỉnh/Thành phố trực thuộc TW: Trên cơ sở kế hoạch hành động của ngành y tế triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Sờ Y tế xây dựng kế hoạch hành động của ngành y tế tại địa phương và báo cáo UBND tinh phê duyệt, dịnh kỳ báo cáo kết quả triển khai chương trình hành động cho UBND tỉnh và Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 

DOWNLOAD VĂN BẢN GỐC TẠI ĐÂY 606_QĐ_BYT_2018_VNRAS

COPY VUI LÒNG GHI NGUỒN VNRAS.COM

LEAVE A REPLY
Please enter your comment!