Con Quy – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

205
Con Quy
Con Quy
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Con Quy trang 1032 – 1033 tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Anphitobius diaperinus Pan- zer.

Thuộc họ Quy Tenebrionidae.

Bộ cánh cứng Coleopterae.

Mô tả con vật

Con quy là một loại côn trùng nhỏ, chỉ dài 2- 3mm, rộng 1-2mm, cánh cứng màu đen, sinh nở rất nhanh. Thường một cặp con quy sau 30- 35 ngày sinh ra được từ 35-50 con quy nhỏ.

Sau khi giao phối, 10-12 ngày thấy xuất hiện giun con, và sau 30-35 ngày con quy trưởng thành. Kết quả theo dõi 3 thí nghiệm:

Thí nghiệm 1 giao phối ngày 2-5-1957, ngày 2-6 thấy xuất hiện ấu trùng, 22-6 thấy xuất hiện con quy khoảng 60 con.

Thí nghiệm 2: giao phối ngày 10-6-1957, ngày 22 xuất hiện ấu trùng, ngày 7-7 xuất hiện khoảng 50 con.

Thí nghiệm 3: 23-7-1960 giao phối, 1-8 xuất hiện ấu trùng, 25-8 xuất hiện quy con (Đỗ Tất Lợi).

Con Quy
Con Quy

Phân bố, nuôi và thu hoạch

Con quy thường sống ở những nơi tích trữ lương thực, nhất là ngũ cốc. Một số người thường nuôi con quy bằng bỏng ngô để lấy phân (cứt quy) làm thuốc. Phân quy thu được phải qua rây nhỏ để loại bỏ con quy, sau quy và bỏng ngô là thức ăn của quy rồi đem sao cho khô và thơm dùng nguyên chất hay phối hợp với một số vị thuốc khác. Phân quy gồm những hạt rất nhỏ, màu nâu xám nhạt, không mùi, vị nhạt.

Thành phần hóa học

Năm 1978, Trần Thả và Phạm Nguyệt Hạnh, trường Đại học y khoa miền núi ở Bắc Thái đã phân tích 3 mẫu quy, mỗi mẫu 10g bằng phương pháp sắc ký trên giấy cho thấy các axit amin sau đây: Lysin (trên 70mg%), acginin (trên 70mg%) histidin (trên 50mg%), valin (trên 50mg%), loxin và isolơxin (trên 50mg%), threonin (trên 40mg%) metionin (trên 30mg%) phenylanin (trên 30mg%) (Công trình nghiên cứu khoa học y dược 1978. Nhà xuất bản y học Hà Nội 1979, 189).

Chúng tôi cho rằng trong phân quy còn những men tiêu hóa chất bột nhưng chưa có dịp kiểm tra (Đỗ Tất Lợi).

Công dụng và liều dùng

Nhân dân thường dùng phân quy sao cho khổ và thơm làm thuốc chữa những chứng cam tích (ăn uống không tiêu, gầy yếu …) của trẻ em. Có thể dùng riêng hay phối hợp với một số vị thuốc khác. Liều dùng hằng ngày 2-4g phân quy.

Đơn thuốc có phân quy dùng trong nhân dân

Chữa trẻ em gầy còm, ăn uống kém và không tiêu: Phần quy 10g, bạch chỉ 2g, sử quân tử 2g, tất cả tán nhỏ, ngày dùng 2-3g bột này, chia làm 2 hay 3 lần uống.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!