Cỏ Sữa Nhỏ Lá – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

241
Cỏ Sữa Nhỏ Lá
Cỏ Sữa Nhỏ Lá
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cỏ Sữa Nhỏ Lá trang 199-200, tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Euphorbia thymifolia Burm (E.prostrata Grah).

Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

Mô tả cây

Cỏ sữa là một loại cỏ nhỏ, gầy. mọc là là trên mặt đất, thân và cành tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hay thon dài, dài nhất 7mm, rộng chừng 4mm mép lá hơi khía tai bèo. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim đơn mang ít hoa. Quả nang đường kính 1.5mm, có lỗng. Hạt nhân, dài 0,7mm có 4 góc 

Toàn thân bấm đều chảy một chất nhựa mủ trắng.

Cỏ Sữa Nhỏ Lá - Euphorbia thymifolia Burm
Cỏ Sữa Nhỏ Lá – Euphorbia thymifolia Burm

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang khắp nơi ở Việt nam. Ưa các đất có sỏi, đá thường thấy ở các kẽ các gạch, sân xi măng dọc đường xe lửa có dải những hòn đá vôi xanh.

Hái vào mùa hè. Hái về rửa sạch, sao vàng phơi khô mà dùng. Có mọc ở Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc, Philipin.

Thành phần hóa học

Toàn cây có ancaloit (theo C. A. 1966, 64, 1013a), thân và lá có cosmosiin C21H20O10 chừng 0,037%, rễ có taraxerol, và tirucallol C.Hạo và myrixylalcohol (C. A. 1967, 66, 73239g). 

Tác dụng dược lý

Theo Copacdiuxki 1947 (Bull. Soc. Chimie biologique số 29: 924-926) chất nhựa mủ của cỏ sữa có tính gây xót đối với niêm mạc và độc với cá và chuột.

Dung dịch cỏ sữa 1/20 đến 1/40 có tác dụng ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng ly Sonner Flexne và Shiga

Công dụng và liều dùng

Vị thuốc chữa lỵ rất phổ cập trong nhân dân. Hay dùng nhất đối với trẻ em. Hàng ngày dùng 15g đến 20g (có thể dùng tới 50g) dưới dạng thuốc sắc.

Người lớn có thể dùng tới 100-150g.

Mặc dầu có những tài liệu nghiên cứu dược lý kể trên, thực tế lâm sàng không thấy có triệu chứng độc trong và sau khi uống thuốc. Thời gian điều trị thường từ 5-7 ngày là khỏi. Dùng riêng hoặc phối hợp với vị rau sam (xem vị này ở trên).

Ngoài công dụng chữa lỵ ở nước ta, cây có sữa nhỏ lá còn được dùng ở nước khác làm thuốc diệt sâu bọ và đuốc cá (Ấn Độ), giã đắp chữa bệnh ngoài da và vết thương (Malaixia, A. Rap).

Chú thích:

Ở nước ta còn có một cây mang tên cỏ sữa lớn lá (Euphorbia hiria L. Euphorbia pilulifera L. cùng họ).

Theo A. Pételot sưu tầm, thì cây này được nhân dân ta dùng chữa lỵ. Nhưng theo kinh nghiệm bản thân chúng tôi đã dùng và giới thiệu từ trước 1945, cũng như kinh nghiệm của Viện nghiên cứu đóng y (Y học thực hành tháng 11- 1961) thì cây cỏ sữa nhỏ lá hay được dùng hơn. Cây cỏ sữa lớn lá là một cây sống hàng năm hoặc sống dai, thân mọc thẳng có thể cao tới 30-40cm, màu đỏ nhạt, phủ lông màu vàng nhạt. Có lá màu xanh lẫn màu đỏ, mọc dài, hình mác dài 2-3cm, rộng 5-15mm, mép có răng cưa nhỏ, cuống ngắn, hoa nhỏ, màu trắng đỏ nhạt, mọc thành xim đơn, hình cầu ở kẽ lá. Quả lúc đầu đỏ, sau xanh và nâu. Hạt màu đỏ nhạt, nhỏ có mặt xù xì. Mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Cũng ưa những đất sỏi, đá như cỏ sữa nhỏ lá.

Theo Power và Browning (1913 Pharm. J 506) trong có sữa lớn lá có axit galic, một glucozit độc chưa xác định được và một chất nhựa. Toàn cây chứa taraxerol, b sitosterol (Phy- tochemistry 1972, II, 1860). Theo Wehmer C. trong Die Pflanzenstoffe II, 1931, 699, thì trong cỏ sữa lớn lá có jambulol, axit melissic, một ít tinh dầu, một ít ancaloit, quexetin. Theo Karrer W. (Konstit, und Vorkom, der Org. Pflanzenst, 1958, 1538) có xanthorhamnin C34H42O10 ước 0,2%. Thân chứa friedelin, myrixyl alcohol hentriacontan (C. A., 1967, 66, 26559b). Hoa tươi chứa axit ellagic.

Hoạt chất của sữa lớn lá với liều nhỏ có độc đối với súc vật. Con vật chết do ngừng hô hấp. tim lúc đầu đập nhanh sau chậm lại. Tại chỗ không có tác dụng trên da cũng như niêm mạc nhưng gây xót với niêm mạc dạ dày. Liều độc đối với súc vật 1g cây khô /1 kg thể trọng.

Tại các nước khác, cỏ sữa lớn lá được dùng chữa đau mắt, loét giác mạc (Malaisia), bệnh ho, hen …

Năm 1975, ở Việt Nam cao nước cỏ sữa lớn lá được phối hợp với vị hoàng đằng để sản xuất thuốc chữa hội chứng ly mang tên codanzit (Phan Quốc Kinh và cộng sự, 1975).

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!