Chó – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

174
Chó
Chó
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Chó trang 1017 – 1018 tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Canis familiaris L.

Thuộc họ Chó Canidae.

Con chó cho các vị thuốc:

– Cẩu nhục-Thịt chó.

– Cẩu thận-Penis et testis canis-là dương vật và tinh hoàn của con chó.

– Cẩu bảo-Calculus Canis-là sòi trong dạ dày của chó có bệnh

Mô tả con vật

Ở nước ta hiện nay có thể có bồn giống chó Giống chó thường có cỡ trung bình, bộ lông vàng tuyển, là gốc giống chó săn ở Việt nam, giống chó Mèo ở miền núi cao, có cỡ cao lớn, tai nhỏ và vểnh, giống chó Lào ở miền trung du và miền núi, có cỡ lớn bộ lồng xóm màu hung và hai vết trắng trên mắt.

Thường những giống đó lại lại với nhau. Tất cả đều có thể dùng làm thuốc (Hình 756).

Phân bố, chế biến

Chó được thuần hóa nuôi giữa nhà và giúp người đi săn bắn ở nước ta ít nhất cũng khoảng từ 3.000-4000 năm trước công nguyên. Hầu như ở đâu cũng có nuôi, chủ yếu để giữ nhà và ăn thịt. Có ít người biết dùng những bộ phận của chó để làm thuốc, mặc dầu tài liệu cổ của nước ta đều có ghi (Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh-thế kỷ 17).

Thường người ta dùng xương đầu chó, thịt chó, dương vật và tinh hoàn của chó và sỏi trong dạ dày của chó có bệnh.

Thịt chó dùng tươi, còn xương chó cắt bỏ hết thịt và gần phơi khô, dương vật và tinh hoàn chó phơi hay sấy khô được gọi trong nghề thuốc là cẩu thận (thận chó) mặc dầu không phải là thận; sỏi trong dạ dày của chó có bệnh rất hiếm gặp cho nên trong thuốc người ta gọi là cẩu bảo (vật quý của chó).

Chó
Chó

Thành phần hóa học

Không thấy tài liệu nghiên cứu riêng về những bộ phận dùng làm thuốc của con chó, chỉ mới biết trong thịt chó có từ 13,5 đến 20,9% profit, từ 13 đến 28,6% lipit (theo Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội, 1972).

Công dụng và liều dùng

Thịt chó-cẩu nhục-theo y học cổ người ta cho thịt có vị mặn, chua, tính nóng, không độc. Có tác dụng ôn bổ tỳ thận, trừ hàn, trợ dương là vị thuốc cường tráng dùng yên ngũ tạng, nhẹ người, ích khí.

Cẩu thận-Penis et testis Canis-còn có tên hoàng cẩu thận-(thận chó vàng)-quảng cẩu thận. Theo tài liệu cổ cẩu thận có vị mặn tính đại nhiệt, có tác dụng tráng dương ích tinh, dùng chữa thận dương suy nhược, liệt dương, di tinh, lưng gối mềm yếu. Những người âm hư, có nhiệt không dùng được. Ngày dùng 4 đến 12g dưới dạng bột hoàn thành viên, hay ngâm rượu. Theo những nghiên cứu mới đây trong cẩu thận có nội tiết tố đực (androsteron), protit và chất béo.

Cẩu bảo-Calculus Canis theo tài liệu cổ có vị ngọt, mặn, tính bình, có tác dụng hạ khí nghịch (nghẹn) khai uất kết, giải độc, dùng chữa nghẹn, mụn nhọt, nôn mửa, nấc. Ngày dùng 0,30 đến 2g dưới dạng tán nhỏ sắc uống.

Chú thích:

Trong đông y còn dùng phổ biến vị hải cẩu thận-Penis et testis Callorhini là dương vật và tinh hoàn của con báo bể-Callorhinus ursinus L. (còn có tên Otaria ursinus Gray) thuộc họ Báo bể Otariidae là một loài thú ăn thịt có đời sống thích nghi với đời sống dưới nước, có thân tròn dài, chi biến thành mái chèo, tai không phát triển nhưng còn vành tai, cổ dài, thân phủ lông rậm và bàn chân sau có thể gập dưới thân khi con vật ở cạn. Loài này đa thẻ, con đực rất lớn so với con cái, một con đực sống với vài chục con cái. Phải chăng vì vậy người xưa mới sử dụng bộ phận sinh dục của con báo bể đực này làm thuốc chữa bộ phận sinh dục yếu đuối.

Tên hải cẩu thận cũng còn dùng để chỉ dương vật và tinh hoàn của con chó bể – Phocovitulina L. thuộc họ Chó bể Phocidae. Con này chuyên sống ở dưới nước, chi sau không gặp dưới thân mà duỗi xuôi về phía sau. Lông thưa, cổ ngắn, không có vành tai.

Cả hai loài này đều chỉ sống ở miền lạnh bắc cực và nam cực.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!