Chỉ Thực, Chỉ Xác – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

170
Chỉ Thực
Chỉ Thực
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Chỉ Thực trang 363-365 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là chỉ xác, xuyên chỉ thực, xuyên chỉ xác 

Tên khoa học Citrus sp.

Thuộc họ Cam Rutaceae.

Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturi) và Chỉ  Xác (Fructus Citri aurantii) đều là quả phơi khô của chừng hơn 10 cây chi CitrusPoncirus thuộc họ Cam Rutaceae nhưng thu hái ở thời kỳ khác nhau.

Chỉ thực là quả hải vào lúc còn non nhỏ, có khi do bị gió mạnh tự rụng dưới gốc cây (theo chữ Trung Quốc chỉ là tên cây, thực là quả).

Chỉ xác là quả hái vào lúc gần chín. Thường bổ đôi để phơi cho chóng khô. Chỉ xác thường to hơn chỉ thực và thường bổ đôi. Chị vẫn là tên cây, xác là còn vỏ và xơ vì quả bổ đôi phơi khô ruột quả bị quắt lại 

Những cây cung cấp chỉ thực và chỉ xác

Ngay tại Trung Quốc, người ta cũng hái chỉ thực và chỉ xác ở rất nhiều cây khác nhau, đây chỉ kể một số cây chính:

  1. Poncirus trifolia Raf. tên Trung Quốc là chỉ hay câu kết.
  2. Citrus wilsonii Tanaka tên Trung Quốc là hương viên.
  3. Citrus aurantium L. Tên Trung Quốc là toàn đăng hay câu đầu đăng, bì đầu đăng.
  4. Citrus aurantium L. var amara Engl. tên Trung Quốc là đại đại hoa.

Ở Việt Nam ta cũng hái rất nhiều cây khác nhau thuộc họ Cam quýt, việc xác định tên chính xác còn chưa làm được. Thường người ta nói đến cây chấp có lẽ thuộc vào cây Citrus hystrix D. C.

Chỉ Thực
Chỉ Thực

Phân bố, thu hái và chế biến

Những cây có thể cho chỉ thực và chỉ xác mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi miền Bắc và miền Nam nước ta. Những năm trước thu mua ở nhiều tỉnh, nhưng trong năm 1962 chỉ thu mua chủ yếu Hà Tĩnh. Ta có thể nghiên cứu sử dụng những qủa rụng ở những nông trường trồng chanh cam của tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa.

Muốn có chỉ thực, thường vào các tháng tháng 6, người ta nhặt những quả non. rụng dưới gốc cây, rồi đem phơi khô hay sấy kh Nếu quả to thì bổ đôi mà phơi cho chúng. K phơi không nên phơi nắng quá, quả sẽ có màu vàng xấu.

Muốn có chỉ xác vào, tháng 7-8 hái những quả gần chín, vỏ còn xanh, bổ đôi rồi phơi hà sấy khô.

Thành phần hóa học

Chỉ thực, chỉ xác của ta chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Nghiên cứu chỉ thực của tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc, năm 1958 hệ dược, Viện y học Bắc Kinh tìm thấy 0,09% ancaloit; 20,49% glucozit; 5,86 saponin..

Trong chỉ xác tại đó người ta chỉ thấy có 9,89 glucozit.

Các hoạt chất khác chưa rõ.

Tác dụng dược lý

Trong những năm 50, một số tác giả Trung Quốc đã nghiên cứu tác dụng của chỉ thực và c xác trên súc vật. Sau đây là một số kết quả:

  1. Tác dụng trên tử cung và trên dạ dày, ruột Năm 1955, Diệm ứng Bổng báo cáo (Trung Hoa học tạp chí 5: 433-437) đã dùng xuyên chỉ thị giang chỉ xác, giang chỉ thực, hồ chỉ xác, hồ c thực chế thành dung dịch nước 100% (thể tích rồi thí nghiệm trên động vật thì thấy rằng trên cung cổ lập của chuột nhất, dù có thai hay không có thai, đều có tác dụng ức chế, nhưng cũng trường hợp không thấy tác dụng. Đối với tử cung thỏ có lập hay tại chỗ, dù có chửa hay không chừa đều có tác dụng hưng phấn, nhưng cũng trường hợp không tác dụng hay có tác dụng chế. Đối với mẫu ruột cô lập của chuột nhất chủ yếu thấy tác dụng ức chế, nhưng cũng trường hợp không thấy phát sinh phản ứng. Đ với 36 lần thí nghiệm trên mẫu ruột tại chỗ t 70% thấy có tác dụng ức chế.

Tác giả còn dùng chỉ thực, chỉ xác chế thái cồn thuốc và cao lỏng để thí nghiệm so sánh v dung dịch nước thì thấy tác dụng giống nhau, so sánh với tác dụng của adrenalin, thì tác dụng cũng giống nhau. Tuy nhiên tác dụng của thí nghiệm so sánh trên tử cung cô lập của chuột nhất hay trên mẫu ruột cô lập của chuột nhất hay trên mẫu ruột cô lập của thỏ thì thấy tác dụng của adrenalin ngắn hơn là tác dụng của cồn chỉ xác và cao lỏng chỉ xác.

Năm 1956, Chu Tử Minh (Trung Hoa y học tạp chí 10: 946-953) đã báo cáo dùng giang chỉ thực và giang chỉ xác, xuyên chỉ thực và xuyên chỉ xác chế thành thuốc sắc 100% (theo thể tích) cho súc vật uống và thụt (đối với thỏ) hoặc cho vào qua lỗ dò của tử cung thỏ, dạ dày và ruột chó đẻ thí nghiệm lâu dài, thì thấy đối với tử cung của thỏ, dù có chừa hay không có chửa đều thấy tác dụng hưng phấn, đi tới co thắt mạnh lên, có thể tới co cứng. Đối với dạ dày và ruột chó cũng thấy tác dụng hưng phấn, làm cho dạ dày và ruột chuyển động mạnh lên nhưng có quy luật. Tác giả cho rằng phản ứng của tử cung thỏ và của người đối với thuốc rất giống nhau, vậy có phải vì chỉ thực và chỉ xác có tác dụng hưng phấn đối với tử cung của thỏ mà trong đông y đã dùng chỉ thực, chỉ xác để chữa sa tử cung, còn tác dụng trên dạ dày và ruột cô lập hoàn toàn ngược lại với tác dụng trên dạ dày và ruột tại chỗ có phải là có quan hệ đối với vỏ não không.

2. Tác dụng trên mạch máu, bộ máy tiết niệu và hô hấp: Diêm ứng Bổng đã dùng nước sắc 100% chỉ thực và chỉ xác thí nghiệm đối với huyết áp của chó đánh mê, do dung tích thận, lượng nước tiểu, tác dụng trên tìm ếch cô lập (phương pháp . Straub), trên huyết quản một loại cóc (theo phương pháp Frohlich) và trên khí quản của chuột bạch đã đi đến những kết quả sau day:

a) Huyết áp tăng cao, dung tích của thận giảm xuống.

b) Nồng độ thấp làm cho tim cô lập của loại các co bóp mạnh, nhưng ở nồng độ cao, sự co bóp lại giảm.

c) Tiêm tĩnh mạch chó gây mê thì thấy tiết niệu tạm thời ngừng lại.

d) Có tác dụng co thắt nhẹ đối với mạch máu của loại các.

e) Không thấy tác dụng giãn nở hay co thắt đối với chi khí quản của chuột bạch. Thí nghiệm bằng cồn hay cao lỏng chỉ thực và chỉ xác đều thấy kết quả tương tự.

Công dụng và liều dùng

Chỉ thực và chỉ xác đều là những vị thuốc thông dụng trong đông y. Theo tài liệu cổ chì thực và chỉ xác có vị đắng, chua, tính hơi hàn, vào hai kinh tỳ và vị. Tác dụng phá khí, tiêu tích, hóa đờm, trừ bì (báng ở bụng), lợi cách, khoan hung. Chỉ thực, chỉ xác tác dụng giống nhau nhưng chỉ xác yếu hơn. Mặc dầu trong các quả này lúc tươi có chứa tinh dầu, nhưng người ta ít chú ý dùng tinh dầu, vì các vị này càng để lâu càng cho là tốt hơn.

Cả hai vị đều là những thuốc có tác dụng giúp sự tiêu hóa, trừ đờm, táo thấp, lợi tiểu tiện, ra mồ hôi, yên dạ dày, ruột v.V…

Ngày dùng 6 đến 12g (có thể dùng hơn) dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Đơn thuốc có chỉ thực và chỉ xác

Chỉ truật thang: Chỉ thực 20g, bạch truật 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Dùng trong những trường hợp dạ dày và gan kém hoạt động, không đi là được (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh).

Bài thuốc chữa trẻ con đi lỵ, ăn uống thất thường: Chỉ xác sấy khô tán nhỏ. Mỗi ngày cho uống 2 lần, mỗi lần 3g.

Chữa đại tiện khó khăn: Chỉ thực 20g, bồ kết 20g. Hai vị tán nhỏ, làm thành viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 10 viên vào buổi tối, trước khi đi ngủ.

Người ta còn dùng chỉ thực và chỉ xác để chữa ho, hen, đờm xuyễn.

Tuy nhiên trong đông y, người ta còn khuyên là phụ nữ có mang, gầy yếu và những người tỳ vị hư hàn mà không thấp và tích trệ thì không nên dùng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!