Cây Xương Sông – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

242
Cây Xương Sông
Cây Xương Sông
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Xương Sông trang 706-707 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là rau súng ăn gỏi, xang sông, hoạt lộc thảo.

Tên khoa học Blumea myriocephala DC. Conyza lanceolaria Roxb. Gorteria setosa Lour. (non L.).

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Mô tả cây

Cỏ sống dai hai năm một, cao 0,6-2m, thân thẳng đứng, có rãnh dọc, gần như nhẫn. Là trứng hình dài, phía dưới gốc lá thuôn dài, phía đầu lá nhọn, dài 15-20cm, rộng 4-5cm, mép có răng cưa, những lá phía trên hơi nhỏ hơn. Những lá ở cảnh mang hoa lại nhỏ hơn nữa và nhấn cả hai mặt. Cụm hoa hình đầu mẫu vàng nhạt, thành chùy dài ở ngọn. Lá bắc hình sợi, đầu tù có lông.

Toàn thân và lá, vỏ có mùi đặc biệt, hơi mùi dầu hỏa.

Cây Xương Sông
Cây Xương Sông

hân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở nước ta. Còn thấy ở Lào, Campuchia, Ấn Độ, Indonéxia, Malaixia.

Người ta thường chỉ hái lá non để ăn, lá bánh tẻ để làm thuốc. Dùng tươi hay phơi trong bóng mát hoặc sấy nhẹ đến khô.

Thành phần hoá học

Trong lá xương sống Việt Nam có 0,24% tinh dấu với thành phần chủ yếu là methylthymol (94,96%), ngoài ra còn p. cymen (3,28%). limonen (0,12%) v.v.. (J. Ess. Oil Res., USA 3, 1990), (Nguyễn Xuân Dũng, Đỗ Tất Lợi, Đỗ Tất Hùng)

Trong khi là xương sống B. lanceolaria của Ấn Độ có thành phần chủ yếu là pcymen (99%) (S. C. Dutta, E. M. Saha, Indian Perfum., 33-38- 39, 1989).

Công dụng và liều dùng

Xương sống chủ yếu được trồng lấy lá non dùng làm gia vị: Gói chả nướng hay nấu thịt, cá.

Nhân dân một số trong vùng dùng làm thuốc chữa cảm sốt, chữa ho, suyễn, nôn mửa, đầy bụng.

Nhân dân Malaysia dùng giã nát, xào nóng chườm lên những nơi đau nhức, thấp khớp.

Dùng trong: Ngày dùng 15-20g dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!