Cây Vạn Tuế (Thiết Thụ, Phong Mao Tiêu) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

210
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Vạn Tuế trang 295-296 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Thiết Thụ, Phong Mao Tùng, Phong Mao Tiêu.

Tên khoa học Cycas revoluta Thunb.

Thuộc họ Tuế Cycadaceae.

Mô tả cây

Thân hình trụ, cao 2-3m, lá mọc thành vòng, dài tới 2m, hình lông chim, cuống lá có gai, lá chét dài 15-18cm, rộng 6mm, nhỏ hơn về phía gốc và phía ngọn, gần mọc đối, nguyên, nhãn, hình sợi chỉ, mũi có gai đơn, mép cuốn lại, có gần lồi. Nón đực hẹp, dài 218cm, rộng 4cm, nhị thưa, hơi lợp, hình mũi mác hẹp, dài 30cm, rộng 6-8mm, gần hình lòng thuyền, ở phía trên mang bao phấn dọc theo mép. Nón cái gồm những lá noãn dài tới 20cm, có lông màu trắng hơi vàng. có phần không sinh sản rộng chia thành nhiều đài hẹp có ngọn cong và mũi nhọn cứng; noãn có lông. Hạt hình trái xoan dẹt, thoạt tiên có lòng rồi nhắn, màu da cam, dài 3cm

Vạn Tuế
Vạn Tuế

Phân bố thu hái và chế biến

Thường trồng làm cảnh ở các đình chùa nước ta. Còn mọc và được trồng ở nhiều nước nhiệt đới.

Vạn tuế có ghi dùng làm thuốc trong “Bản thảo cương mục thập di” với tên “thiết thụ” trong “Thực vật danh thực đổ khảo” với tên “Phong mao tiêu”. Người ta dùng làm thuốc lá tươi hay phơi khô, thu hái gần như quanh năm. Hạt cũng dùng làm thuốc, thu hái vào hạ và thu.

Thành phần hóa học

Trong lá có sosetsuflavon C31H20O10(H2O) độ chảy 263-264°C, hinokiflavon C30H20O10, dihydrohinokiflavon C30H20O10, dihydroamentoflavon CHO (Geiger H. -Phytochemistry, 1971, 10, 1936; Anil K. và cộng sự Indian J. chem.,1973, 12, 1209).

Trong hạt có cycasin, neocycasin A, B, C, D, E, F, G (Nhật hoa tổng lãm 1964, 38, 9813988), một lượng nhỏ macrozamin. Tất cả những chất trên đều có nhân cơ bản là hydroxyazoxymetan. Ngoài ra còn có cholin, trigonellin (C. A. 1961, 55, 703h và 703f, C. A. 1970, 73, 127758r): (cuối trang và trang sau).

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ lá có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng thu liễm, cầm máu, giảm đau. Hạt có độc, có tác dụng cố tinh, sáp đới( làm cho tinh khí lâu xuất, sạch khí hư).

Hiện nay thường dùng lá chữa mọi chứng chảy máu, máu cam, chữa lỵ, đau nhức như đau dạ dày, đau lưng, đau nhức ở khớp xương. Hạt dùng trong những trường hợp chữa những trường hợp hoạt tinh, khí hư, bị thương đau đớn.

Ngày dùng 12 đến 40g lá đốt thành than cho uống hay sắc với nước mà uống

Ngày dùng 1 đến 2 hạt sắc nước uống.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!