Cây Thòng Bong (Bòng Bong) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

292
Cây Thòng Bong
Cây Thòng Bong
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Thòng Bong trang 252 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Bòng Bong, Dương Vong, Thạch Vĩ Dây.

Tên khoa học Lygodium flexuosum Sw.

Thuộc họ Thòng bong Schizaeaceae.

Ta dùng toàn cây Thòng bong phơi hay sấy khô-Herba Logodii.

Mô tả cây

Thòng Bong là một loại quyết có hiệp rất dài, mọc leo. Thân rễ bò, lá dài, có nhiều cặp lá chét, mỗi lá chét có nhiều lá chét con mang ổ tử nang ở mép. Bao tử hình 4 mặt, trắng xám hơi vàng. Vòng đầy đủ nằm ngang gần đỉnh bào tử nang 

Cây Thòng Bong
Cây Thòng Bong

Phân bố, thu hái và chế biến.

Mọc phổ biến ở các bụi rậm, bờ rào. Thu hái gần như quanh năm, phơi khô mà dùng, không phải chế biến khác.

Thành phần hóa học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Tác dụng dược lý

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu, mặc dầu được dùng phổ biến trong nhân dân.

Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân dùng toàn cây thòng bong sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa đi tiểu. khó khăn, đái buốt, đau. Còn dùng làm thuốc lợi sữa.

Ngày dùng 12-24g dưới dạng thuốc sắc.

Còn dùng ngoài không kể liều lượng, giã nát đắp các vết thương vết loét, ecpet loang vòng (mụn rộp loang vòng).

Bài thuốc chữa vết thương phần mềm: Kinh nghiệm của cụ lang Long Hải Dương (Hải Dương). Rửa vết thương bằng nước sau đây: Lá trầu không tươi 40g, phèn phi 20g. Dùng 2 lít nước nấu lá trầu không xong để nguội, gạn lấy nước trong cho phèn phi vào, đánh cho tan, đem lọc để rửa vết thương.

Sau khi rửa vết thương, băng bằng thuốc sau đây: Lá mỏ qua tươi (Cudrania cochinchinensis) rửa sạch, bỏ cọng, giã nhỏ đắp lên vết thương. Nếu vết thương xuyên thủng thì đắp cả 2 bên: Ngày rửa và thay băng 1 lần, sau 3-5 ngày thấy đỡ thì 2 ngày thay băng 1 lần.

Nếu vết thương tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thay thuốc gồm lá mỏ quạ tươi và lá bòng bong hai thứ bằng nhau: Giã nát đắp vào vết thương, ngày rửa thay băng 1 lần, 3-4 ngày sau lại thay bằng thuốc: Lá mỏ quạ tươi, lá thòng bong, lá hàn the 3 vị bằng nhau giã nát, đắp lên vết thương nhưng chỉ 2-3 ngày mới thay băng 1 lần (Tạp chí đông y tháng 4-1966).

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!