Cây Thìa Là – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

209
Thìa Là
Thìa Là
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Thìa Là trang 422, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Rau Thìa Là, Phák Si (Lào-Vientian), Aneth (Pháp).

Tên khoa học Anethum graveolens L. (Peucedanum graveolens Benth. et Hook.).

Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). 

Thìa là cho quả dùng làm thuốc.

Mô tả cây

Cỏ nhỏ mọc hằng năm, ít phân nhánh, thân nhẫn, cao 0,3-1m, lá xẻ ba thành những phiến nhỏ hình sợi, và có mùi thơm dễ chịu, nhưng có người cho là khó chịu. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành tán to thường gồm 10 gọng không tổng bao và tiểu bao. Quả hình trứng, dài 3mm, rộng 1,5mm, dẹt ở lưng, phân liệt quả tách nhau dễ dàng, có 3 sống dọc nổi

Thìa Là
Thìa Là

Phân bố, thu hái và chế biến

Thìa là được trồng khắp nơi ở nước ta nhưng chủ yếu chỉ để lấy lá ăn, thường nấu với cá. Làm thuốc chỉ dùng quả. Nhưng thường nước ta không thu hái quả làm thuốc, gần đây đã dùng quả làm hương liệu cho chè uống. Tại các nước Trung Á, sau lan sang châu Âu người ta trồng và lấy quả làm thuốc. Trước đây . Pháp mua về dùng và bán sang ta, trong khi cây mọc ở ta nhưng không dùng. Quả hái về phơi khô là được.

Thành phần hóa học

Trong quả thìa là có từ 3-4% tinh dầu. Tinh dầu không màu hay hơi vàng nhạt, tỷ trọng 0,900-0,915, quay phải +70-+80°. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu là d.limonen, phellandren, 40-60% d.cacvon, một ít paraffin. Trong tinh dầu thì là của Ấn Độ còn chứa dillapiol. Theo Schimmel, tinh dầu thìa là của Tây Ban Nha cất từ toàn cây chỉ chứa có 20% cacvon, không có limonen, chỉ có phelandren. D. Công dụng và liều dùng

Quả thìa là (nhân dân vẫn gọi nhầm là hạt thìa là) được dùng làm thuốc kích thích trung tiến, lợi sữa. Còn dùng chữa đau bụng của trẻ em.

Dùng dưới hình thức nước cất quả thìa là: Mỗi ngày uống 50-100g để giúp sự tiêu hóa. Hoặc dưới dạng thuốc pha: 4-8g trong 1 lít nước. Nếu dùng tinh dầu thì mỗi ngày 250mg đến 1g, nhỏ vào đường hay nước đường mà uống.

Trong công nghiệp hương liệu, quả thìa là được dùng phối hợp với một số quả khác như mùi, để làm thơm chè.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!