Cây Tầm Sét (Khoai Xiêm) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

111
Cây Tầm Sét
Cây Tầm Sét
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Tầm Sét trang 952 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là khoai xiêm, bìm bìm xẻ ngón, kantram theari (Campuchia).

Tên khoa học Ipomoea digitara Lin.

Thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae.

Mô tả cây

Dây leo, cành hình trụ, lá chia thành 5-7 thùy giống như những ngón tay trên bàn tay do đó có tên digitata (ngón tay). Đường kính lá 8. 20cm, cuống lá dài 4-8cm. Cụm hoa ở nách lá, hình chùy lưỡng phân, trông hơi gù. Hoa hình ống rộng, lá đài bị xé rách, tràng màu hồng. bầu hai ô, mỗi ô đựng 2 nčan, quả nang hình cầu, mở bằng 4 mảnh vỏ, đựng 4 hạt, có lòng màu hung đỏ.

Mùa hoa: mùa hạ và thu.

Cây Tầm Sét
Cây Tầm Sét

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại khắp các tỉnh trong nước ta. Thường người ta đào lấy rễ củ vào mùa thu đồng, rửa sạch, thái mỏng, đồ lên rồi phơi hay sấy khô dùng dần.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy có nhiều chất nhầy.

Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân người ta dùng rễ củ tầm sét làm thuốc bổ, tăng dục: Rễ củ tầm sét cạo sạch vỏ, thái mỏng, giã nát, trộn với mật ong mà ăn. Theo kinh nghiệm trong nhân dân, củ tầm sét nấu với đường dùng ăn thường xuyên có tác dụng điều kinh, tránh béo bệu.

Tại Ấn Độ, người ta dùng củ tầm sét làm thuốc nhuận tẩy nhẹ. Còn dùng làm thuốc chữa suy yếu, rong kinh. Ngoài ra còn dùng làm thuốc lợi sữa và thông mật. Theo Guerrero, tại Philipin người ta cũng dùng để chữa những bệnh tương tự.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!