Cây Sung – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

238
Cây Sung
Cây Sung
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Sung trang 512-513 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là lo va (Campuchia).

Tên khoa học Ficus glomerata Roxb. var. chittagonga (Miq.) King (Ficus chittagonga Miq.F. mollis Miq),Covellia glomerata Miq; C.mollis Miq; C.mollis Mip.

Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

Ta dùng nhựa cây sung làm thuốc.

Mô tả cây

Sung là một cây to, không có rễ phụ. Lá hình mũi giáo, đầu lá nhọn, phía cuống hơi tròn hơn. Khi lá còn non, cả hai mặt đều phủ lòng. Khi già, lá trông cứng, phiến lá nguyên hoặc hơi có răng cửa thưa, dài 8- 20cm, rộng 4-8cm. Lá sung thường bị sâu Psyllidae ký sinh, gây ra những mụn nhỏ, người ta thường gọi là vũ sung. Quả sung thuộc loại quả giả do để hoa tự tạo thành. Quả giả mọc từng nhóm trên thân cây và trên những cành to không mang lá, khi chín có màu đỏ nâu, hình quả lê, dài 3cm, rộng 3-3,5cm, mặt quả phủ lông mịn, cuống rất ngắn.

Cây Sung
Cây Sung

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây sung mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam. Muốn lấy nhựa sung, người ta băm thân cây, hứng lấy nhựa.

Thành phần hoá học 

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Lá sung non dùng để ăn, thường để gói nem. Quả sung cũng dùng để ăn.

Nhựa sung được nhân dân coi là một vị thuốc rất quý để chữa bệnh nhức đầu và một số bệnh ngoài da (chốc, nhọt, sưng đau, tụ máu).

Những hình thức dùng nhựa sung trong nhân dân

Chữa mụn nhọt bắp chuối, sưng vú: 

Rửa sạch mụn nhọt, lau khô nước. Nhựa sung hứng vào độ một chén hay hơn, bởi trực tiếp vào chỗ đau, sưng đỏ đến đâu bồi đến đó, bởi nhiều lần một lúc. Để tránh bởi nhiều, có thể trộn nhựa ‘ sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu đã vỡ mủ rồi. đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa và lá sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.

Khi ngã bị xây xát, đắp thuốc phải chừa chỗ xây xát, mà chỉ đắp nơi sưng đỏ hoặc tím. Thường chỉ 2-3 ngày thấy kết quả.

Chữa nhức đầu:

Nhựa sung phết lên giấy bản, dẫn vào 2 bên thái dương. Có trường hợp, người ta dùng trong chữa tê liệt.

Có khi dùng phối hợp bôi ngoài với ăn lá non hoặc uống nhựa sung với liều 5ml hoà vào nước là đun sôi để nguội, trước khi đi ngủ.

Chữa hen:

Nhựa sung hoà với mật ong uống trước khi đi ngủ.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!