Cây Ruối – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

311
Cây Ruối
Cây Ruối
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Ruối trang 591-592 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Duối, snai (campuchia), som po, ta ko, re mo (Lào).

Tên khoa học Streblus asper Lour.

Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

Mô tả cây

Cây có thể cao tới 4-8m, cành mang hoa gày. Lá hình trứng, dài 3-7cm, rộng 12- 35mm, mép có răng cưa, cứng, nháp, không có lông. Hoa đực cái khác gốc, hoa đực họp thành đầu có cuống, đính phía dưới những cành ngắn, hoa cái mọc đơn độc trên một cuống. Quả thịt, màu vàng nhạt, to bằng hạt tiêu, hơi nổi lên giữa đài.

Cây Ruối
Cây Ruối

Phân bố, thu hái và chế biến

Ruối là một cây mọc rất phổ biến và được trống ở khắp các tỉnh trong nước ta để làm hàng rào do có nhiều cành chằng chịt với nhau. Còn mọc ở Ấn Độ, miền nam Trung Quốc và Philipin.

Người ta dùng lá thân, rễ tươi và khô, thu hái gần như quanh năm.

Nhựa ruối cũng được dùng.

Thành phần hoá học

Trong nhựa mủ ruối có nhựa (Resin) và một ít cao su. Trong nhựa mủ đã đông đặc, tỷ lệ nhựa tới 76% và cao su là 23%.

Các chất khác chưa biết.

Công dụng và liều dùng

Ruối còn gọi là một vị thuốc dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân.

Nhân dân thường dùng nhựa ruổi dần lên hai bên thái dương chữa nhức đầu. Nhựa mủ của ruối có tác dụng làm đông sữa.

Cành và rễ thái mỏng sắc uống được dùng làm thuốc thông tiểu chữa bụng trưởng. Vỏ ruối ngậm chữa sâu răng, đau họng.

Nhân dân Campuchia còn dùng rễ ruối phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa ho, chữa lao phổi. Ấn Độ dùng vỏ ruổi sắc uống chữa sốt, đi ỉa lỏng, lỵ. Có thể dùng dưới dạng sấy vỏ khô, tán nhỏ mà uống.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!