Cây Quế – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

578
Cây Quế
Cây Quế
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Quế trang 875-880 tải bản PDF tại đây.

Quế là một vị thuốc rất thường dùng trong đông y và tây y. Đông y coi quế là một vị thuốc rất quý, nhất là loại quế Thanh Hóa của Việt Nam. Quế còn là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.

Tại Việt Nam có nhiều loài quế. Việc xác định tên những loài quế này chưa thật chắc chắn. Tuy nhiên chúng tôi sẽ giới thiệu những tài liệu đang phổ biến.

Có 3 loại quế chính:

  1. Quế Thanh Hóa, Nghệ An: Cinnamomum loureirii Nees.
  2. Quế loại Trung Quốc: Cinnamomum cassia Blume.
  3. Quế loại Xrilanca: Cinnamomum zeylanicum Nees.

Ngoài ra còn một số loài khác nữa cũng được khai thác và sử dụng.

Quế Thanh Hóa (Cinnamomum loureirii Nees )

Còn gọi là nhục quế, quế Thanh, quế Quỳ, cannellier royal, cannellier d’Annam.

Tên khoa học Cinnamomum loureirii Nees (Cinnamomum obtusifolium Nees var. loureirii Perrot et Eberh, Laurus cinnamomum Lour.).

Thuộc họ Long não Lauraceae.

Mô tả cây

Quế Thanh Hóa là một cây cao từ 12-20cm. Cành mọc trong năm có 4 cạnh, dẹt, nhấn. Lá hơi hình trứng hai đầu hẹp lại, hơi nhọn, có 3 gần rất rõ chạy từ cuống đến đầu lá, mặt dưới phủ những vẩy nhỏ. Phiến lá dài 12-15cm, rộng 5cm. Cuống dài chừng 15mm. Hoa màu trắng mọc thành chùy ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hạch hình trứng dài chừng 1cm, lúc đầu xanh lục, khi chín ngả màu nâu tím, mặt quả bóng, về phía cuống còn sót để hoa có lòng.

Tên khoa học của cây, theo các tác giả Nees (1838), Lecomte (1913), Chevalier (1919) và Merril (1935) thì thống nhất là Cinnamomum loureirii Ness, nhưng theo Perrot và Eberhardt (1909) thì cho là dạng varloureirii của loài Cinnamomum obtusifolium Nees. Các tác giả này còn cho rằng loài này rất gần loài Cinnamomum.

Quế Thanh Hóa
Quế Thanh Hóa

Phân bố, trồng hái và chế biến

Loại quế Thanh Hóa này mọc hoang và được trồng ở khắp vùng rừng núi của Việt Nam, nhưng chủ yếu ở dọc dãy núi Trường Sơn từ bắc Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tới nam Quảng Nam, Quảng Ngãi. Tại Văn Nam (Trung Quốc) cũng có ít cây thuộc loại này.

Tuy nhiên trong nhân dân, người ta cho rằng chỉ có loại quế ở Thanh Hóa là tốt, cũng loài cây đó nhưng mọc ở Nghệ An (Quỳ Châu) thì cho là kém hơn, mặc dầu nhiều khi ranh giới

giữa Quỳ Châu (Nghệ An) và Thanh Hóa không rõ rệt. Sự thực, giá trị có khác nhau đến như vậy không, chưa được xác minh khoa học. Tại Thanh Hóa quế quý nhất là vùng Trịnh Vạn thuộc Châu Thường Xuân và Đông Châu (Phú Xuân). Quế Nghệ An nổi tiếng có quế ở Phủ Quỳ, nhưng nhiều vùng ở Phủ Quỳ, tiếp giáp với Thanh Hóa rất khó phân biệt đến nỗi có khi cùng một cây quế mọc hoang trong rừng nhưng người Thanh Hóa tìm ra thì gọi là quế Thanh, người Nghệ An, Hà Tĩnh tìm được lại mang tiếng là quế Quỳ.

Tại hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, thứ quế được coi là tốt là quế mọc ở Trà My thuộc huyện Tiên Phước, Quảng Nam. Ở hai tỉnh này các dân tộc thường hay trồng quế và số quế trống ở đây rất lớn, diện tích lên tới hàng nghìn hecta.

Muốn trồng quế, có thể gieo hạt, hoặc chiết cành hay đào những cây quế mọc hoang ở rừng về.

Hạt quế lấy vào tháng 7-8 phải chọn ở những cây khỏe, hạt hãi về đem ngâm nước để lựa chọn: Hạt nào chìm thì lấy, hạt nổi bỏ đi. Sau đó rửa hạt bằng nước với rồi đem trồng ngay. Vì hạt chóng mất khả năng mọc cho nên cần trồng hết sức sớm. Trong vòng 10-15 ngày sau khi hái, hạt phải đem trồng ngay. Để lâu tỉ lệ mọc kém hoặc mất hẳn. Khi cây cao chừng 30cm (sau một năm) thì đánh trống ở nơi cố định. Nếu gieo thưa thì không cần đánh đi chỗ khác nữa.

Sau 5 năm có thể bắt đầu thu hoạch, nhưng theo kinh nghiệm, cây quế càng lâu năm (20- 30 năm hay lâu hơn) càng tốt.

Phương pháp chiết cành thường tiến hành vào tháng 9-10 nhưng ít dùng vì người ta cho rằng quế trồng bằng chiết cành vỏ thường mỏng, kém giá trị.

Việc bóc vỏ quế tiến hành vào các tháng 4-5 và 9-10. Thời gian này cây quế lắm nhựa, bóc dễ, không sót lòng, quế bóc sót lòng bị coi là kém giá trị. Trước khi bóc người ta làm dàn có bậc cao 4-5m quanh cây quế để trèo lên cho dễ và không làm hỏng vỏ quế. Khi sắp bóc người ta lấy lạt buộc quanh thân và cành to, cách 40. 50cm buộc một vòng để làm chỗ cắt cho đều. Sau đó dùng dao thật sắc, mũi nhọn và lấy dùi đục gõ cho đứt vỏ quanh cây và cành, cuối cùng cắt dọc từng đoạn 40cm. Sau khi đã cắt ngang và dọc xong, sẽ lấy đầu que nứa. vớt nhọn và mỏng lách vào khe cắt, vỏ quế tự tách ra. Có nơi như ở Quảng Nam. Quảng Ngãi trước hết người ta bốc một khoanh sát gốc cách mặt đất độ 20- 30cm, sau đó đợi chừng một tháng mới bóc các đoạn khác. Quế bóc xong, lại bổ dọc thành từng thanh dài 40-50cm, rộng 5-10cm. Sau khi bóc hết thân cây thì ngả cây để bóc ở các bộ phận khác. Vỏ quế bóc ở những nơi khác nhau của cây không nên để lẫn lộn.

Phần vỏ lấy từ cách mặt đất 0,2-0,4m đến 1,2rn gọi là quế hạ căn coi là kém.

Từ 1,2m trở lên đến chỗ cây quế chia cành thứ nhất gọi là quế thượng châu được coi là quế tốt nhất.

Vỏ bóc ở những cành quê to gọi là quế thượng biểu.

Vỏ bóc ở cành nhỏ gọi là quế chi. Tên quế chỉ còn có khi dùng chỉ các cành quế con, phơi khô.

Một cây quế trung bình cho 30kg quế tốt và 10kg loại vừa.

Tại Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, quê hái xong phải đem ủ. Nếu ủ không tốt, quế cũng mất giá trị.

Muốn ủ quế, người ta chọn những chiếc sọt to, dán giấy cho kín rồi tìm lá chuối tươi phơi cho ỉu. Vỏ quế hải về, ngâm nước một ngày, rửa sạch, để khô nước, hoặc lây với lưu hữu sạch, Lá chuối khô xếp quanh sọt và đáy sọt dày chừng 5cm sau đó xếp quế vào cho đầy. Cuối cùng lại xếp một lớp lá chuối dày 5cm nữa, rồi đậy kỹ và buộc chặt. Cứ mỗi ngày đảo mặt trên xuống dưới, mặt dưới lên trên, để cho nóng đều. Mùa nóng ủ chừng 3 ngày, mùa lạnh 7 ngày. Nếu trên mặt sọt người ta đặt một hòn đá nặng để nén thì khi hòn đá có hơi nước bốc ở quế lên ướt là được và người ta gọi là “quế ở trong sọt vừa chín”.

Dỡ quế ở sọt ra, lại đem ngâm nước 1 giờ nữa, vớt ra, đặt lên các phên nứa, rồi dùng một phần nữa đè lên buộc ép cho thẳng. Để chỗ khô mát, khi nào quế khô, tai tái, lấy từng thanh quế buộc ép vào ống nứa thẳng và tròn để có dáng thẳng và đẹp. Trong thời gian buộc ép như vậy hằng ngày còn cởi ra hai lần để lau chùi mặt trong cho bóng, rồi lại buộc vào. Cứ làm như vậy hằng ngày cho đến khô là được. Từ khi ủ đến khi được quế thường phải 15-16 ngày (mùa nóng) đến một tháng (mùa lạnh) có khi hai tháng tùy theo cây to nhỏ.

Việc ủ quế là một phương pháp đặc biệt chỉ áp dụng đối với phần quế bóc ở thân và cành to, còn vỏ ở các cành nhỏ chỉ phơi khô trong mát là được.

Quế chế cầu kỳ như vậy còn phải bảo quản nữa mới giữ giá trị lâu, thường người ta lấy sáp ong miết vào hai đầu của thanh quế, lấy vải mềm quấn lại cất đi, có khi cho vào ống kẽm. Người có nhiều quế, làm một hòm bằng gỗ lót kẽm, hai ngăn, ngăn dưới để chậu mật ong để giữ độ ẩm vừa đủ, ngăn trên có mắt cáo thưa để xếp quế. Có như vậy mới khỏi khô dầu, hương vị mới bảo vệ được.

Khi xem quế, thường người ta cạo một lớp mỏng ở đầu thanh quế rồi nhìn hễ thấy nhiều dầu, nếm có vị cay ngọt hơi chát, khi pha với nước, nước có màu trắng đục (nhiều dầu) thì coi là tốt.

Đối với tây y hoặc thị trường quốc tế, thường chỉ căn cứ theo tỷ lệ tinh dầu mà xác định tốt xấu.

Thành phần hóa học

Mặc dầu nhân dân ta dùng quế Thanh, quế Quỳ hay quế Trà My với những công dụng đặc biệt, nhưng sự nghiên cứu thành phần hóa học chưa thấy những thành phần đặc biệt nào, so với các loài quế khác giới thiệu ở sau và được dùng trên thế giới.

Tuy nhiên tỷ lệ các hoạt chất trong quế và trong tinh dầu quế của ta có khác.

Ngoài những chất như tinh bột, chất nhầy, tanin, chất màu, đường, trong quế Việt nam có tới 1-5% tinh dầu (các loài quế khác thường chỉ có 1-2%).

Trong tinh dầu quế Việt Nam có chứa khoảng 95% andehyt xinnamic aD= -0°8 (theo Roure Bertrand). Tinh dầu quế của ta tan trong cùng một thể tích cồn 70°.

Cần chú ý nghiên cứu để có thái độ đúng đối với giá trị quế của ta, một loại quế rất được tín nhiệm trong nhân dân và cả đối với Trung Quốc.

Công dụng và liều dùng

Trong tây y, quế và tinh dầu quế được coi là một vị thuốc có tác dụng kích thích làm cho sự tuần hoàn mau lên (huyết dược lưu thông), hô hấp cũng mạnh lên. Quế còn gây co mạch. Sự bài tiết cũng được tăng lên. Nó còn gây co bóp tử cung và tăng nhu động ruột. Tinh dầu có chất sát trùng mạnh. Cách và liều dùng theo tây y xem các vị quế khác kể ở sau.

Đông y coi quế là một vị thuốc bổ, có nhiều công dụng có khi chữa cả đau mắt, họ hen, bởi bổ cho phụ nữ sau sinh nở, bệnh đau bụng đi tả nguy hiểm đến tính mệnh. Tuy có nhiều người dùng quế, rất tin ở quế, nhưng cũng có một số người do dùng quế mà bị hỏng mắt, cho nên cũng cần thận trọng trong việc dùng quế. Ta cần chú ý theo dõi để dần dần xác định trường hợp nào không dùng được.

Trong đông y ngoài việc dùng quế phối hợp với các vị thuốc khác, còn dùng đọc vị quế.

Cách dùng quế như sau: Lấy miếng quế mài với nước mà uống hoặc pha như pha chè: Gọt quế thành những miếng mỏng, cho vào cái chén có nắp, đổ nước sôi vào rồi rót ngay, nước này ta bỏ đi, cho thêm nước sôi lần thứ hai, lần này chờ ngấm, để nguội mới uống. Uống hết lại pha nước sôi. Lần này nên đặt chén quế vào một chén hay bát to hơn đựng nước sôi để quế dễ ngấm hơn. Một lượt vỏ quế có thể pha 2 hay 3 lần nước. Loại tốt có thể được tới 5-6 nước.

Theo tài liệu cổ, quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, hơi có độc, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng bổ mệnh môn tướng hỏa, trị cố lãnh trầm hàn, dùng chữa chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, bụng quặn đau, kinh nguyệt bế, tiểu tiện bất lợi, trên nóng dưới lạnh, ung thư. Người âm hư dương thịnh, phụ nữ có thai không dùng được.

Đơn thuốc có quế

Chữa cảm mạo:

Quế chi thang (Đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh): Quế chi 8g, cam thảo 6g, thược dược 6g, sinh khương 6g, táo đen 4 quả, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày (uống nóng), chữa cảm mạo.

Quế Quan (Cinnamomum zeylanicum Nees )

Còn gọi là quế Xrilanca.

Tên khoa học Cinnamomum zeylanicum Nees (Cinnamomum aromaticum Grah, Laurus cinnamomum Roxb.).

Thuộc họ Long não Lauraceae.

Quế quan hay quế Xây lan là thứ quế đứng đầu trên thị trường quốc tế. Nước sản xuất chủ yếu quế này hiện nay là Xây Lan tức là Xrilanca (gần Ấn Độ).

Mô tả cây

Cây cao 20-25m, có cành non hình 4 cạnh, trên mặt cảnh có nhiều lông ngắn và thưa. Lá mọc đối, dài cứng, hình trái xoan, hay thuần dài, nhẵn bóng, về phía cuống hơi thon lại, tù ở đầu. Phiến lá dài 11-20cm, rộng 4-6cm, có 3-5 gân rõ rệt nổi rõ cả ở mặt trên và dưới, cuống nhẵn, dài 2cm. Mặt trên có lồng măng. Hoa màu trắng vàng nhạt, mọc thành chùy ở kẽ lá hay đầu cành, dài 10-12cm, cuống chính và cuống phụ nhiều lông. Quả mọng hình trứng thuôn dài 8mm, phía cuống có đài tồn tại, vỏ quả mẫm, hơi dày, chứa 1 hạt.

Quế Quan
Quế Quan

Phân bố, thu hái và chế biến

Tại nước ngoài, quế quan chủ yếu mọc ở nước Xrilanca. Quế Xrilanca nổi tiếng trên thị trường châu Âu.

Ở nước ta chỉ có ít quế quan, mọc rải rác ở vùng Bái Thượng (Thanh Hóa), Cổ Bạ (Nghệ An). Tại miền Nam, cây này mọc ở dọc đường Nha Trang đi Ninh Hòa, các vùng ẩm ướt ở Côn Đảo, Bà Rịa, Tây Ninh.

Nước ta trồng quế quan cũng bằng hạt, chiết cành hoặc bằng đào những cây con mọc hoang trong rừng về. Phương pháp trồng chủ yếu vẫn là gieo hạt. Sau 4 năm có thể bắt đầu tiến hành thu hoạch. Mùa thu hoạch thường nên chọn vào sau vụ mưa vì khi ấy vỏ quế dễ bong hơn. Lá và cành cũng được thu hoạch để cất lấy tinh dầu.

Vỏ quế Xrilanca thu hoạch xong được cạo hết lớp biểu bì cho tới sát lớp cương mô gần vùng libe. Vì đây là một đặc điểm của quế Xirilanca bán trên thị trường châu Âu cho nên hiện nay người ta cạo cả vỏ quế một số loại quế khác để bán giả loại quế Xrilanca.

Quế hái về chỉ phơi khô trong mát, chứ không ủ cầu kỳ như quế Thanh Hóa của ta.

Thành phần hóa học

Vỏ quế. Trong vỏ quế Xrilanca cũng có những chất như tinh bột, chất nhầy, tanin, chất màu, nhựa, canxi. Nhưng thành phần chủ yếu vẫn là tinh dầu 0,5 đến 2%. Tinh dầu có màu vàng nhạt lúc đầu, nhưng dần dần sẫm nâu lại do hiện tượng bị oxy hóa, nặng hơn nước. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu là 65-75% andehyt xinamic, 4-12% các loại phenol trong đó chủ yếu là eugenol, kèm theo ít safrol, furfurol v.v… Trong vỏ quế còn một loại tinh dầu nhẹ hơn nước thường thu được khi mới cất.

Lá quế. Khi tỉa cây quế thường người ta thu hoạch lá quế để cất tinh dầu. tinh dầu lá quế màu nâu, phản ứng axit, mùi đinh hương, chứa có khi tới 84% eugenola; thường eugenola này được dùng để tổng hợp vanilin. Tinh dầu lá quế tan trong 2,5 đến 2,8 thể tích cồn 70°.

Vỏ rễ quế. Trong vỏ rễ quế cũng có tinh đầu, nhưng tinh dầu chứa chủ yếu chất long não, một ít euhenol và safrola, rất ít andehyt xinamic.

Hạt quế chứa tới 33% chất béo. Thường người ta dùng chất béo này để chế nên thấp.

Công dụng và liều dùng

Công dụng chủ yếu của quế Xrilanca trên thị trường quốc tế là dùng làm gia vị.

Trong điều trị, quế và tinh đầu là những vị thuốc kích thích sự tiêu hóa, hô hấp và tuần hoàn. Qua khác dụng làm co mạch, tăng sự bài tiết, tăng co bóp tử cung, tăng nhu động ruột. Tinh dầu quế là một chất sát trùng mạnh.

Người ta dùng quế dưới hình thức rượu quế, rượu cất quế hoặc siro quế

Xem như vậy chúng ta thấy công dụng của quế Xrilanca cũng gần như quế của ta, nhưng không quý như quế của ta. Thường dùng với liều lượng như sau:

Bột quế: 0,05-5g một ngày.

Rượu quế: 5-15g một ngày.

Siro quế: 30-69g một ngày.

Quế Trung Quốc (Cinnamomum cassia Blume)

Còn gọi là quế nhục, ngọc thụ, quế đơn, quế bì, sambor lo veng (Cămpuchia).

Tên khoa học Cinnamomum cassia Blume (Cinnamomum obtusifolium var cassia Perrot et Eberh.).

Thuộc họ Long não Lauraceae.

Trên thị trường quốc tế, quê bì (tên ghi trong Dược điển Trung Quốc, 1953) hay thường gọi là quế Trung Quốc (Cannelle de Chine) đứng hàng thứ hai sau quế Xrilanca. Trong nước ta cũng có loài quế này. Ta dùng vỏ phơi khô Cortex Cinnamomi cassiae.

Mô tả cây

Quế đơn hay quế bì là một loài cây có kích thước trung bình, thường cao 12-17m. Lá mọc so le, dài và cứng. Phiến lá dài 12-15cm, rộng 2,5-6cm, mặt trên bóng và nhẵn, mặt dưới lúc đầu có lòng, có 3 gần: Hai gân phụ nổi rất rõ ở mặt dưới. Cuống to, mặt trên có rãnh, dài 1,5 2cm. Hoa mọc thành chùy ở kẽ những lá phía trên. Quả hình trứng, thuôn dài 12-13mm phía dưới có dài tồn tại hoặc nguyên hoặc hơi chia thùy.

Quế Trung Quốc
Quế Trung Quốc

Phân bố, thu hái và chế biến

Loài quế này mọc rải rác ở khắp Việt Nam, nhiều nơi có trồng.

Tại Trung Quốc chủ yếu được trồng ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây. Chỉ thu hoạch khi cây đã được 7 năm trở lên. Sau khi bóc vỏ người ta chỉ phơi khô trong mát rồi đóng gói chứ không ủ như đối với quế Thanh Hóa. Thường không cao lớp biểu bì như loại quế Xrilanca, nhưng có khi cũng được cạo, do đó cũng không dễ phận biệt hai thứ với nhau.

Thành phần hóa học

Trong vỏ quế Trung Quốc ngoài các chất thường gặp như chất nhầy, tanin, có 1,2% tinh đầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là 75- 90% andehyt xinamic, axetat xinamyl C6H5- CH=CH-CH2-COOCH3, axetat propyl phenyl C6H5-(CH2)2-COOCH3. Trong tinh dầu quế Trung Quốc người ta không thấy có eugenol.

Ngoài vỏ quế, người ta cũng khai thác cả lá quế để cất tinh dầu.

Công dụng và liều dùng 

Công dụng cũng như những quế khác.

Những loại quế khác

Ngoài những loại quế kể trên, trong nước ta còn nhiều loại quế cũng được khai thác:

  1. Cinnamomum burmannii Blume. Có tên gọi là trèn trèn, trèn trèn trắng, cấy quế rành. Theo Trung được chí (Bắc Kinh, 1960) vỏ cây này được dùng với tên là quế bì, sơn nhục quế.
  2. Cinnamomum caryophyllus Moore có tên là quế rành. Cây này có mọc cả ở miền Bắc và miền Nam nước ta. Rễ và vỏ có tinh dầu thơm mùi đinh hương.
  1. Cinnamomum tetragonum A.Chev. có tên là quế đỏ.

Như vậy chúng ta thấy ở nước ta có rất nhiều loài quế cần chú ý nghiên cứu thu nhập thêm để xác định rõ ràng về mặt thực vật và hóa học để đặt vấn đề về khai thác sử dụng hợp lý hơn.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!