Cây Ô Môi (Bọ Cạp Nước) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

303
Cây Ô Môi
Cây Ô Môi
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Ô Môi trang 909-910 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Bọ Cạp Nước, Bồ Cạp Nước, Cây Cốt Khí, Cây Quả Canhkina, Sac Phlê, Krêête, Rich Chopeu (Cămpuchia), Brai Xiêm, May Khoum (Viêng Chăn).

Tên khoa học Cassia grandis L. 

Thuộc họ Vang Caesalpiniaceae

Mô tả cây

Cây to cao 7 đến 15m. Vỏ thân nhẵn, cành mọc ngang, cành non có lông màu rỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá có kích thước lớn, kép lông chim gồm 5-16 đòi lá chét hình hơi quả trám, dài 7-12cm, rộng 4-8cm có phủ lông mịn. Cụm hoa mọc thành chùm thưa, thông, dài 20-40cm. Hoa màu hồng tươi. Quả hình trụ cứng, cong lưỡi liềm, màu nâu đen nhạt, dài 20-60cm, rộng 2-3cm, cuống ngắn, không mở, đầu có mõm nhọn, nhỏ. Quả được phân chia thành 50-60 ngăn nhỏ phân cách nhau bởi những lớp màng mỏng màu trắng nhạt, trong chứa một thứ cơm mềm, đặc sền sệt, màu nâu đỏ hay nâu đen, vị ngọt, lúc tươi hơi có vị chua, khi khô có màu sẫm. Trong mỗi ngăn có chứa một hạt dẹt cứng màu vàng. Khi chín khô long ra, lúc lắc quả có tiếng kêu đặc biệt. Mùa hoa quả: tháng 5-10

Cây Ô Môi
Cây Ô Môi

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây ô môi mọc hoang ở miền Nam nước ta. Được trồng nhiều ở một số nơi ở miền Bắc nước ta.

Gần đây, một số nơi ở miền Bắc thường hái quả chín về dùng với tên quả “canhkina”, có lẽ vì thấy rượu ngâm quả này có màu đỏ như màu rượu canhkina. Mùa quả vào thu đông. Hải về bỏ vỏ, bỏ nhân, chỉ lấy củi ngâm rượu.

Ngoài ra còn dùng lá, vỏ thân và vỏ rễ.

Thành phần hóa học

Trong cơm quả có đường, chất nhầy, tanin,saponin, oxalat canxi, anthraglucozit, sáp, tinh dầu và chất nhựa. trong hạt chứa chất béo

Trong lá có anthraglucozit và flavonozit. 

Công dụng và liều dùng

Quả dùng sống chữa táo bón, với liều 4-6g (nhuận) hoặc 10-20g (tẩy). Ngâm rượu uống làm thuốc tiêu, bổ giúp ăn ngon cơm, đỡ đau lưng, đau người.

Nếu nấu cơm và hạt (1kg) với 1 lít nước rồi lọc và cô cách thủy đến thành cao thì dùng để làm thuốc chữa đau lưng, đau người, nhuận tràng hay tẩy hoặc chữa lỵ, ỉa chảy với liều 5-15g.

Lá tươi giã nát vắt lấy nước xát vào nơi hắc lào, có thể sắc uống chữa đau lưng, nhuận tràng. Ngày uống 15-20g lá

Vỏ thân được nhân dân Campuchia dùng đắp lên nơi rắn và bọ cạp cắn.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!