Cây Nghể Răm (Nghể Nước, Thủy Liễu, Rau Nghể) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

406
Cây Nghể
Cây Nghể
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Nghể trang 283-284 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là Thủy Liễu, Rau Nghể.

Tên khoa học Polygonum hydropiper L. Persicaria hydropiper (L.) Spoch.

Thuộc họ Rau Răm Polygonaceae.

Nghể (Herba Polygoni hydropiperis) là toàn cây phơi hay sấy khô của cây nghể (Polygonum hydropiper L.)

Mô tả cây

Nghể là một loại cỏ mọc hoang, sống hằng năm, có thể cao tới 70-80cm, có nhiều cành. Lá hình mác, có cuống ngắn, dài 4-6cm, rộng 10- 13mm. Những lá trên nhỏ và hẹp hơn. Be chìa mỏng và phát triển. Hoa đỏ mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá. Bao hoa 4, nhị 6.

Toàn cây có vị cay nóng, thơm. Khi khô vị sẽ mất đi.

Cây Nghể
Cây Nghể

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang ở khắp nơi trong đất nước ta, đặc biệt ở những nơi ẩm thấp. Còn mọc ở nhiều nước khác: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, các nước châu Âu.

Khi cây đang ra hoa, hái toàn cây về phơi trong mát

Thành phần hóa học

Trong cây nghể có chứa các chất oxymetylanthraquinon và 2-2,5% dẫn xuất flavon: ramnazin, isoramnetin và rutin, axit polygonic, hyperin C21H202O12, chất pecsicarin C16H11O7SO3K, chất pecsicarin-7-metyleste C17H13O7SO3K.

Chất hyperin tan trong nước, độ chảy 236- 238 độ.

Chất pecsicarin tan trong cồn, độ chảy 280 độ

– Theo nghiên cứu của Liên xô cũ (Gindech P. I. và F. V. Ivanov, 1951) thì trong cây nghề có chất polygopiperin có tác dụng giúp sự co bóp tử cung, vitamin K và dẫn xuất flavon rutin có tác dụng giảm sự thấm và tăng sức chịu đựng của mao mạch.

Công dụng và liều dùng

Liên Xô cũ đã công nhận nghề là một vị thuốc chính thức, dùng dưới hình thức cao lỏng, thuốc pha làm thuốc săn, cầm máu, dùng trong những trường hợp băng huyết trong sản khoa. Liều dùng cao lỏng: 30-40 giọt. Ngày uống 3-4 lần. Ở Việt Nam thân và lá được nhân dân dùng làm thuốc chữa giun, nhuận tràng, thông tiểu, chữa rắn cắn.

Gần đây nhân dân Trung Quốc và Việt Nam phát hiện thấy nghể có tác dụng diệt dòi và bọ gậy: Nước ngâm 5% diệt 80% bọ gậy hoặc diệt 50% dòi sau 3 ngày (72 giờ). Bọ gậy sẽ sinh ra muỗi-dòi sẽ sinh ra ruồi.

Đơn thuốc có nghể

Chữa rắn cắn: Nghể 25 ngọn, lá phèn đen 25 lá, thuốc lào một điếu (viên tròn bằng hạt ngô), hồng hoàng một cục bằng hạt đậu xanh. Cả 4 vị giã nhỏ. Thêm một bát nước đun sôi để nguội, lọc lấy nước, cho vài hạt muối vào rồi uống. Chia làm 3 lần trong ngày. Bã đắp vào nơi rắn cắn. Thời gian điều trị chừng 3 ngày (kinh nghiệm nhân dân).

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!