Cây Ngải Cứu (Ngải Điệp)- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

716
Ngải Cứu
Ngải Cứu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Ngải cứu trang 36 – 37, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải điệp
Tên khoa học Artemisia vulgaris L.
Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Ta dùng lá có lẫn ít cành non-Folium Artemisiae-phơi hay sấy khô của cây. Ngải cứu. Vị thuốc còn mang tên ngải diệp (lá ngải).
Ngải cứu là một vị thuốc thông dụng cả trong đông y và tây y.

A. Mô tả cây

Ngải cứu là một loại cỏ sống lâu năm, cao 50 – 60cm, thân to có rãnh dọc. Lá mọc so le, rộng, không có cuống (nhưng lá phía dưới thường có cuống), xẻ thùy lông chim, màu lá ở hai mặt rất khác nhau: Mặt trên nhãn màu lục sẫm, mặt dưới màu trắng tro do có rất nhiều lồng nhỏ, trắng. Hoa mọc thành chùm kép gồm rất nhiều cụm hoa hình đầu.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, còn thấy mọc ở nhiều nước khác ở châu Á, cả châu Âu nữa. Ở nước ta một số gia đình trồng ngải cứu có tính chất quy mô nhỏ quanh nhà. Chưa thấy trồng quy mô lớn.

Thường hái cành và lá vào tháng 6 (gần tương ứng với tết mồng 5 tháng 5 âm lịch), phơi khô trong dâm mát. Có khi hái về phơi khô tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tới gọi là ngải nhung thường dùng làm mỗi cứu.

Trong phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, người ta có thể kích thích những huyệt hoặc bằng kim châm sâu vào da thịt, hoặc bằng cách đặt lên những huyệt một miếng gừng tươi mỏng có châm vài lỗ để tránh cho da thịt khỏi bị cháy bỏng nhưng hơi nóng vẫn ngấm tới da thịt rồi về một nắm ngải nhung bằng một mồi thuốc lào đặt trên miếng gừng mà đốt; sức nóng kích thích huyệt (gọi là cứu). Sở đi người ta dùng lỏng ngải cứu vì nó có nhiều tỉnh dầu, cháy lâu không tất.

Vị thuốc Ngải cứu
Vị thuốc Ngải cứu

C. Thành phần hóa học

Hiện nay hoạt chất của ngải cứu chưa được xác định, mặc dầu ngải cứu được dùng cả trong đông y và tây y. Chỉ mới biết trong ngải cứu có tinh dầu, ít tanin. Thành phần chủ yếu của tỉnh dầu ngải cứu là xineol và a-thuyon. Ngoài ra còn một ít adenin, cholin.

D. Tác dụng dược lý

Tinh dầu ngải cứu thuộc các tinh dầu có tính chất làm kích thích cho say.
a-thuyon có tác dụng hưng phấn, nhưng dùng nhiều quá có thể gây điên cuồng.
Nói chung tác dụng dược lý của ngải cứu ít thấy tài liệu nghiên cứu mặc dù ngải cứu được đưa vào Dược điển của nhiều nước trên thế giới, chủ yếu làm thuốc điều kinh.

E. Công dụng và liều dùng

Đông y coi ngải cứu là một vị thuốc có tính hơi ổn, vị cay, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, máu cam.

Ngải cứu được dùng làm thuốc điều kinh: Một tuần lễ trước dự kỳ có kinh, uống mỗi ngày từ 6 đến 12g (tối đa 20g), sắc với nước hay hãm với nước sôi như hãm chè, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng thuốc bột (5-10g) hay dưới dạng thuốc cao đặc 14g.

Nếu có thai. thuốc không gây sảy thai vì không có tác dụng kích thích đối với tử cung có thai.

Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét.

Ngài nhung (lỏng của lá) dùng làm mỗi ngài cứu như đã nói trên.

Đơn thuốc có ngải cứu

Thuốc HAI

Xem vị hương phụ.

Thuốc chữa kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều, người mệt mỏi, đi đứng mệt yếu

Hàng tháng đến ngày bắt đầu hành kinh và cả những ngày đang có kinh, uống sáng một lần, chiều một lần theo đơn thuốc sau đây: Lá ngải cứu khô 10g, thêm 200ml nước, cô còn 100ml, thêm ít đường cho dễ uống.

Có thể căn luôn một lần 20g sắc với 400ml nước, cô còn 200ml, chia làm 2 lần uống sáng và chiều. Chỉ sau 1-2 ngày thấy kết quả.

Đơn thuốc này còn có thể dùng chữa kinh nguyệt kéo dài, đau bụng, máu ra đen và xấu. Nhưng uống hàng tháng vào 7-10 ngày trước ngày dự kiến có kinh.

Thuốc an thai (chữa đang có thai, đau bụng. chảy máu)

Lá ngải cứu 16g, tía tô 16g, nước 600ml, sắc đặc còn 100ml. Thêm ít đường vào cho để uống. Chia làm 3-4 lần uống trong ngày.

Ngải cứu có rất nhiều công dụng với sức khỏe
Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!