Cây Muồng Trâu (Muồng Lác) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

502
Cây Muồng Trâu
Cây Muồng Trâu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Muồng Trâu trang 460-461 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Trong Bhang, Ana Drao Bhao (Buôn Mê Thuột), Dâng Het, Tâng Hét, Dang Hét Khmoch (Campuchia), Khi Lek Ban (Lào)

Tên khoa học Cassia alata L., (Cassia bracteata L., Cassia herpetica Jacq.)

Thuộc họ Vang Caesalpiniaceae.

Mô tả cây

Muồng trâu là một cây nhỡ, cao chừng 1 hay hơn, đường kính (có thể tới 10-12cm. La kích thước lớn, gồm một cuống 3 cạnh, hơi dìa, dài 30-40cm, có 8 đến 14 đôi lá chét mọc đối lá chét đầu tiên nhỏ nhất, cách đôi lá chét một quãng hơi xa so với các quãng cách giữa các đôi lá chét sau, đôi lá chét tận cùng dài chừng 12- 14cm. Cụm hoa mọc thành bông nhiều hoa ở kẽ lá, dài tới 30-40cm, hoa màu vàng nâu nhạt. Quả giáp, dẹt, dài 8-16cm, rộng, 15-17mm, có hai dìa suốt dọc quả. Trong quả có tới 60 hạt, hình quả trám.

Cây Muồng Trâu
Cây Muồng Trâu

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này nguồn gốc ở Nam Mỹ, hiện nay được trồng ở khắp các nước vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam cây này mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, ta có cảm tưởng như nó có sẵn ở trong nước, nhiều nhất ở miền Nam, miền Trung và một số tỉnh miền Bắc (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh).

Còn mọc ở Lào và Campuchia.

Thành phần hoá học

Trong lá, quả, gỗ và hạt đều có chứa chất antraglucozit. Trong quả tỷ lệ antraglucozit lên tới 2,20% (theo Maurin). Trong lá tỷ lệ là 3–4 % (theo Đinh Đức Tiến, 1963).

Công dụng và liều dùng

Nhân dân thường dùng lá muồng trâu để chữa bệnh hắc lào, bệnh tôcơlô (tokelau), bệnh sang bạc hành vòng (herpes circiné) trong nhiều trường hợp dùng thuốc mở crizophanic (chrysophanic) hay thuốc mỡ cryzazobin (chrysarobin) chữa không khỏi thì dùng lá muồng trâu chữa khỏi. Còn dùng chữa bệnh ghẻ của súc vật.

Lá, quả, gỗ của thân còn được dùng làm thuốc nhuận tràng.

Dùng ngoài, không có liều lượng. Dùng trong với liều 4-5g. Sự kiêng kỵ như đối với tất cả các vị thuốc chứa anthraglucozit khác.

Đơn thuốc có Muống Trâu

Chữa hắc lào:

Rửa sạch nơi bị bệnh, giã nát lá muồng trâu xát vào. Chỉ một hai lần là khỏi.

Có thể chế thành thuốc theo phương pháp sau đây: Nghiền nát lá tươi bằng máy nghiền thịt. Đô vào đó nước đun sôi có pha natri florua. Để yên trong 24 giờ. Lọc qua vải. Thêm vào bà ít cồn 90. Ngầm 24 giờ. Ép lấy cồn. Hợp cả cồn và nước lại, có tới độ cao mềm. Cao này có thể bảo quản không bị mốc do có natri florua. Với cao này, ta có thể chế thành thuốc mỡ 1/5.

Có thể giã lá với nước ép chanh quả và ít muối mà dùng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!