Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Màng Tang trang 416-417, tải bản PDF tại đây.
Còn gọi là Tất Trừng Già.
Tên khoa học Litsea cubeba (Lour.) Pers.
Thuộc họ Long não Lauraceae.
Mô tả cây
Màng tang là một cây nhỏ, cao chừng 5m. Lá mọc so le, hình mác, mép nguyên, có cuống ngắn, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu tro trắng, và có mùi thơm mát của sả. Hoa khác gốc, màu trắng. Quả nhỏ lúc non có màu xanh, khi chín có màu đen giống như quả hồ tiêu
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại ở khắp vùng rừng núi cao lạnh hay mát như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang,Tuyên Quang. Khoảng hơn 10 năm trở lại đây nhân dân ta bắt đầu khai thác quả để cất tinh dầu. Một số nơi đã đặt vấn đề trống để bảo đảm nguồn thu nguyên liệu lâu dài. Trống bằng hạt vào mùa đông và mùa xuân. Mùa hoa: tháng 1-3, mùa quả: tháng 4-6.
Để làm thuốc, người ta hái quả như để cất tinh dầu. Ngoài ra còn dùng rễ. Rễ đào về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học
Quả chứa 2-6% tỉnh dấu. Một số địa phương cho tới 10-15% tinh dầu. Tính dầu mầu vàng nhạt, tỷ trọng 0,8925-0,9068. Thành phần chủ yếu gồm 70-90% xitral. Ngoài ra còn metyl heptenon. Bã sau khi cất tinh dầu còn có 38% chất dầu béo (Trung Quốc kinh tế thực vật chí 1961, 1338, 753).
Quả sau khi cất tinh dầu còn chứa 40% dầu béo và 2% ete.
Vỏ rễ chứa 0,2-1,2% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu gồm 10% xitral, 8-12% xitronellol.
Lá chứa 0,2-0,4% tinh dầu, thành phần chủ yếu gồm 20-35% xineol, ngoài ra còn các hợp chất andehyt khoảng 6-22%, ancol 20-25%.
Hoa chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có khoảng 37,36% hợp chất andehit.
Công dụng và liều dùng
Quả màng tang là một nguyên liệu cất tinh đầu làm nguồn xitrala dùng trong nước và xuất khẩu.
Người ta dùng quả và rễ để chữa đau bụng, không tiêu, chữa nhức đầu. Còn dùng chữa rắn cắn.