Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Lục Lạc Ba Lá Tròn trang 280 tải bản PDF tại đây.
Còn gọi là Muống Tía, Dã Hoàng Đậu, Chư Thi Đậu
Tên khoa học Crotalaria mucronata Desv.
Thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae (Fabaceae).
Mô tả cây
Cây bụi, cao khoảng 1m hay hơn, có cành hơi có lồng rạp xuống. Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan ngược nhọn hay gần tù ở góc, tù hoặc có khía ở đỉnh, các lá bên nhỏ hơn, mặt trên nhẫn, mặt dưới có lông ngắn và rạp xuống. Hoa xếp thành chùm giống những vòng già, có lông ngắn, màu vàng. rất cong. Quả hình trụ. Hạt nhiều, màu nâu nhạt hay vàng da cam, hình thận. Mùa hoa quả: Từ tháng 5-12
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại và được trồng ở khắp nước ta chủ yếu để làm phân xanh. Thân cành làm củi.
Làm thuốc người ta dùng hạt: Vào mùa thu, hái quả chín, phơi khô, đập lấy hạt phơi cho thật khổ. Còn dùng toàn cây hái tươi.
Thành phần hóa học
Trong hạt có mucronatin C18H25O6N (Dược học học báo, 1964, II, 207), usaramin (C. A. 1968, 69, 36312s), mucronatinin C18H25O8N (Tetrahedron, 1968, 24 6319), retrorsin C18H23O6N và nilgirin C17H23O5N (Tetrahedron Letters, 1968, 5605).
Lá chứa vitexin C21H20O10, vitexin 4′-O-xylozit C26H28O15
Thân chứa apigenin C15H19O5 (Phytochemistry 1970,9,2581)
Công dụng và liều dùng
Còn dùng trong phạm vi nhân dân. Người ta cho rằng hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, can thận kém, mắt mờ, di tinh, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích.
Hạt: Ngày dùng 6-12g thêm nước sắc uống.
Toàn cây: Ngày dùng 60-80g cây tuổi thêm nước sắc uống. Dùng ngoài giã nát, thêm ít rượu đắp lên nơi đau.