Cây Ké Hoa Vàng (Ké Đồng Tiền) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

588
Ké Hoa Vàng
Ké Hoa Vàng
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Ké Hoa Vàng trang 100 – 101, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là ké đồng tiền, bạch bối hoàng hoa nhậm, chỗi đực, khát bo lương (Thái).

Tên khoa học Sida rhombifolia L.(Sida alnifolia Lour.).

Thuộc họ Bông Malvaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ mọc thẳng đứng, cao 0,5-1m, thân và cành có nhiều lỏng ngắn hình sao. Lá hình trứng hay gần như hình trứng, đầu hơi nhọn ngắn, mép hơi răng cưa, dài 1,5-4cm, rộng 1- 2,5cm, cuống dài 3-5mm, rất nhiều lông. Hoa màu vàng, mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Đài hình chuông là đài có lông màu trắng nhạt ở phía ngoài. Cánh trắng màu vàng cũng có lóng mịn. Nhị 20. Nhuỵ có 7 vòi. Quả có vỏ mỏng dễ vỡ, ở đỉnh có lông, phía lưng có hai vết nổi. Hạt cũng có lông

Hoa của ké hoa vàng
Hoa của ké hoa vàng

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây ké hoa vàng mọc hoang rất phổ biến ở khắp nơi trong nước ta, còn mọc ở Campuchia, Lào, Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc (miền Nam và Hải Nam), Malaysia.

Người ta hay hải lá cây để dùng tươi. Nhưng có khi hái lá hay toàn cây về phơi khô. Khi dùng có khi sao vàng để sắc uống. Có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào lúc cây đang ra hoa.

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ, chúng tôi thấy trong lá có chất nhầy. Trong một loài sida cordifolia người ta thấy có ephedril.

Công dụng và liều dùng

Ké hoa vàng còn là một vị thuốc dùng trong phạm dân gian để làm vị thuốc mát chữa mụn nhọt, tiểu tiện nóng đỏ hay vàng đậm, sốt, lỵ. Dùng tươi hay khô.

Ngoài công dụng làm thuốc, người ta còn dùng dây sợi làm dây buộc. Nếu cây tươi hay lá tươi, ngày dùng 40 đến 80g dưới hình thức thuốc sắc, sao vàng trước khi sắc cho thơm cho dễ uống. Nếu dùng khô chỉ sắc uống ngày 20 đến 40g.

Đơn thuốc có cây ké hoa vàng trong nhân dân

Chữa mụn nhọt, sưng chín mé: Lá kế hoa vàng tươi, không kể liều lượng, rửa sạch giã nát đắp lên những nơi sưng đau, chưa vỡ mủ. Đồng thời, sao vàng một số lá hay toàn cây sắc uống thay nước trong ngày; ngày uống 20-40g lá hay cây khô.

Cây và lá ké hoa vàng
Cây và lá ké hoa vàng

Chữa lỵ: Ngày sắc uống thay nước, mỗi ngày uống 20-40 cây phơi khô.

Chú thích:

Ké hoa vàng Sida cordifolia L.

Ngoài cây ké hoa vàng nói trên trong nhân dân còn dùng một cây cũng mang tên ké hoa vàng mô tả dưới đây, nhưng có tên khoa học khác

Ké hoa vàng Sida cordifolia L. cùng thuộc họ Bông (Malvaceae)… Tại vùng Quảng Châu (Trung Quốc) người ta gọi là tâm diệp hoàng hoa nhậm.

Đây là một loại cây cỏ cứng, cao 0,4-1m toàn thân đều có lông mịn. Lá hình trúng, đầu lá tù, phía cuống hình tim, mép khía tai bèo, rất nhiều lông mền trắng nhạt, phiến là dài 2,5-5cm, rộng 2-3cm ở phía cuống. Hoa vàng, mọc thành ngù ở đầu cành. Đài có rất nhiều lông ở phía ngoài. Tràng không có lông. Lá noãn 6-10, dài 3,5mm, có nhiều vân. Hạt có lông ở đầu, dài 3mm.

Cây này cũng thấy mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, còn thấy ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung quốc (miền Nam).

Lá cây chứa rất nhiều chất nhầy. Trong hạt có một ancaloit rất giống ephedrin.

Cây này cũng được dùng phổ biến trong nhân dân làm vị thuốc mát có tác dụng thông tiểu tiện, lọc máu, dùng trong những trường hợp mụn nhọt, écpe (herpès) loang vòng, tiểu tiện ít và vàng đỏ. Dùng cây hay lá tươi sao vàng uống thay nước trong ngày: Ngày dùng 20-40g cây khô hay lá khô. Dùng ngoài không kể liều lượng để đắp lên những nơi sưng đau.

Ké hoa vàng Sida acuta Burm. (Sida carpinifolia L.; Sida scoparia Lour.)

Ngoài hai cây ké hoa vàng nói trên, còn một cây nữa cũng mang tên ké hoa vàng, nhưng tên khoa học lại là Sida acuta Burm. (Sida carpinifolia L.; Sida scoparia Lour.). Có nơi gọi cây bái chối hay vải chỗi (miền Trung và Nam bộ). Đây là một loại cây nhỏ cao 0,80-1m, trên thân có vân dọc, lá hình mác dài 2,5-6cm, rộng 0,5-2cm, đầu nhọn, phía cuống hơi tù, mép có răng cưa nhọn, hai mặt nhẵn hay hơi có lông. Hoa màu vàng nhạt, mọc đơn độc ở kẽ lá, có khi mọc thành đôi, cuống hoa ngắn. Lá noãn 4-9, thường là 5. Hạt có lông ở đầu.

Cây này cũng mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, nhưng ở miền Bắc ít gặp hơn, tại miền Trung, người ta hay dùng lá và rễ cây làm thuốc mát uống và giã đắp lên những mụn nhọt hay nơi sưng đau, sốt, thông tiểu. Tại Ấn Độ, ngoài công dụng trên người ta còn dùng rễ làm thuốc chữa sốt, ra mồ hội, làm thuốc bổ đắng, làm cho ăn ngon cơm, có nơi khác làm thuốc thông tiểu trong bệnh tê thấp.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!