Cây Hoàng Đằng Chân Vịt – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

313
Hoàng Đằng Chân Vịt
Hoàng Đằng Chân Vịt
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hoàng Đằng Chân vịt trang 194, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là tờ rôn, nhân sâm, sâm nam, plou, plou bat (Campuchia).

Tên khoa học Cyclea peltata Hook. et. Thw (Cocculus peltatus DC).

Thuộc họ Tiết dê Menispermaceae.

Mô tả cây

Dây leo to, đường kính 3-6cm, thân và cành có rãnh dọc, màu trắng ngà, có lông. Thân già màu xám xù xì. Cắt ngang có hình bánh xe với những tia tùy hình nan hoa bánh xe, màu vàng tươi. Lá có cuống dính ở 1/5 đến 1/7 của phiến, phiến hình ba cạnh, nhọn, đầu tận cùng bằng một móc hình sợi, dài 20-24cm, rộng 14-16cm, mặt trên màu xanh tươi, mặt dưới màu trắng ngà, gân lá hình chân vịt có 5-9 gần tỏa ra xung quanh. Vì thân và rễ có màu vàng như cây hoàng đằng, nhưng lá có gân hình chân vịt, do đó được đặt tên hoàng đằng chân vịt để phân biệt với cây hoàng đằng. Cuống lá chỉ ngắn 2 phần chiều dài của lá. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, phân nhánh, nhánh phía dưới dài hơn, có thể dài tới 7cm. Hoa hình đầu hay hình trứng. Quả hạch hình cầu, hơi dẹt, có phủ lòng, đường kính 5mm. Nhân hình mắt chim, lỗi ở hai mặt, với 8 vòng đồng tâm những mẫu xù xì

Hoàng Đằng Chân Vịt
Hoàng Đằng Chân Vịt

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang dại ở miền nam nước ta, từ Quảng Nam, Quảng Ngãi trở vào. Còn thấy mọc ở Campuchia.

Người ta dùng thân cây và rễ cây hoàng đằng chân vịt. Thu hái gần như quanh năm. Hải về thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Không phải chế biến gì đặc biệt. Có nơi dùng thần để nhai cùng với trầu không.

Thành phần hóa học

Trong hoàng đằng chân vịt, có ancaloit, chủ yếu là berberin với tỷ lệ từ 1,5 đến 2% (Nguyễn Liêm và cộng sự, 1975).

Công dụng và liều dùng

Hoàng đằng chân vịt được nhân dân dùng làm thuốc nhuộm vàng.

Trong điều trị, hoàng đằng chân vịt dùng chữa bệnh đau mắt, ỉa chảy lỵ, sốt, sốt rét, bệnh về gan, mật, lòi dom.

Rễ còn có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc.

Ngày dùng 4 đến 6g dưới dạng thuốc bột, thuốc viên.

Còn có thể dùng làm nguyên liệu chiết berberin. Công dụng của berberin như sẽ nói trong vàng đằng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!