Cây Hàm Ếch (Cây Tam Bạch Thảo) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

246
Cây Hàm Ếch
Cây Hàm Ếch
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Hàm Ếch trang 510-511 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là tam bạch thảo, đường biên ngẫu (Lĩnh nam thái được lục).

Tên khoa học Saururus sinensis Baill.( Saururus loureiri Decne).

Thuộc họ Lá giấp Saururaceae.

Tên tam bạch (cây có 3 trắng) vì khi cây ra hoa thường có 3 lá bắc màu trắng,

Mô tả cây

Hàm ếch là một loại cỏ sống lâu năm, ưa Trực ở những nơi ẩm ướt, cao 30-70cm, thân phía dưới mọc bò, phía trên đứng thẳng. Lá mọc so le, có cuống dài 1-3cm, phiến lá hình trứng, thon dài 5- 12cm, rộng 2-6cm, phía dưới hình tim, phía ngọn lá nhọn. Trên lá nhìn rõ 5 gân, mép lá nguyên. Cụm hoa mọc thành bông, màu trắng, dài khoảng 14cm, trên một cuống nhẵn, dài 4-5cm. Hạt hình trứng, hơi nhọn ở đầu.

Mùa hoa: tháng 4-6

Cây Hàm Ếch
Cây Hàm Ếch

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây hàm ếch mọc hoang khắp nơi ẩm thấp (ruộng trũng, khe lạch) ở miền Bắc nước ta. Còn mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản.

Dùng toàn cây hay chỉ hái lá. Thường dùng tươi. Hải vào lúc cây đang ra hoa.

Thành phần hoá học

Toàn cây chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có thành phần chủ yếu là metyl-n-nonylxeton. Lá còn chứa quexitrin, và hyperin C21H20O12 và izoquexitrozit.

Tác dụng được lý

Dung dịch cây hàm ếch 50% có tác dụng ức chế vi trùng Staphylococ và vi trùng thương hàn.

Công dụng và liều dùng

Hàm ếch còn là một vị thuốc dùng trong phạm vì nhân dân để chữa bệnh thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, bệnh dạ dày và ruột, lở loét, bệnh cước khí (chân sưng đau, khớp xương nhức, thở gấp v.v…)

Liều dùng hàng ngày: 10-20g tươi. Có khi dùng lá giã nhỏ để đắp mụn nhọt.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!