Cây Gai (Trữ Ma) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

877
Cây Gai
Cây Gai
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Gai trang 42 – 43, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là trữ ma (Trung Quốc).

Tên khoa học Boehmeria nivea (L) Gaud. (Urtica nivea L.).

Người ta dùng củ gai (Radix Boehmeriae) là rễ phơi hay sấy khô của cây gai.

Theo chữ Hán sợi gai nhỏ là thuyền sợi gai to là trữ. Cây gai vừa dùng làm thuốc vừa cho sợi cho nên gọi là trữ.

Mô tả cây

Cây gai nói đây là cây mà lá ta vẫn dùng làm bánh gai ăn và sợi để dệt làm lưới đánh cá.

Cây sống lâu năm, có thể cao tới 1,5-2m. Lá lớn, mọc so le, hình tim, dài 7-15cm, rộng 4- 8cm mép có răng cưa, đáy lá hình tim hay hơi tròn, mặt dưới trắng vì có nhiều lòng trắng, mặt trên có màu lục sẫm, đáp, có 3 gần từ cuống phát ra. Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực có 4 lá đài và 4 nhị. Hoa cái có đài hợp chia làm 3 răng. Quả bế mang đài tồn tại.

Rễ hái vào bất cứ mùa nào, nhưng tốt nhất vào thu đông. Hải về rửa sạch đất phơi hay sấy khô.

Rễ(củ) gai và lá gai
Rễ(củ) gai và lá gai

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này được trồng ở khắp nơi trong nước để lấy sợi hay lấy lá. Rễ ít được khai thác; người ta đào rễ về rửa sạch đất, cắt thái miếng hoặc để nguyên rồi phơi khô hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Hoạt chất hiện chưa xác định được. Mới thấy có axit clorogenic là một loại tanin, do sự kết hợp của axit cafeitanic và axit quinic.

Tác dụng dược lý

Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Thường nhân dân làm thuốc an thai (đang có thai ra huyết và đau bụng) hoặc làm thuốc chữa sa da con. Nên chú ý nghiên cứu.

Chúng ta biết rằng axit clorogenic ít độc, làm mạnh tác dụng của adrenalin: Có tính chất thông tiểu và có tác dụng kích thích sự bài tiết mật trong tổ chức gan (choleretique) nhưng lại có khả năng ức chế tác dụng của pepsin và trypsin. Axit
clorogenic còn có tác dụng diệt nấm và chống vi trùng.

Công dụng và liều dùng

Tính theo vị đông y: Ngọt, hàn, không độc.

Có tác dụng tả nhiệt, tán ứ, chữa đơn độc, thông các chứng lâm (đi đái dắt) chữa sang lở, thông tiểu tiện. Phàm không thực nhiệt chớ có dùng. Thường dùng làm thuốc:

1. An thai: Rễ cây gai mới hái hoặc phơi khô 30g sắc với 600ml nước, có làm 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày. Chỉ 1-2 ngày là có kết quả, không nên kéo dài. Chữa bệnh phụ nữ có thai đau bụng, nước vàng đỏ vẫn chảy rỉ, cùng bài thuốc đó còn chữa được bệnh sa dạ con nhưng uống 3-4 ngày chú ý theo dõi.

2. Lợi tiểu: Rễ và lá còn dùng làm thuốc lợi tiểu tiện, chữa tiểu tiện đục, đi tiểu ra máu, viêm tử cung, lòi dom không có lên được. Liều dùng trung bình 10-30g sắc với nước uống.

Dược liệu Củ gai
Dược liệu Củ gai
Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!